Nỗ lực giải quyết khó khăn để duy trì tăng trưởng kinh tế

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, ngày 5/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước.

Chia sẻ quan điểm bên hành lang kỳ họp, nhiều đại biểu đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ nhằm giải quyết những khó khăn để duy trì sự tăng trưởng kinh tế - xã hội. 

Chú thích ảnh
Quang cảnh phiên họp Quốc hội. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Đại biểu Nguyễn Hữu Quang (Thanh Hóa) cho rằng, năm 2020, tuy đứng trước nhiều khó khăn nhưng chỉ tiêu về kinh tế của đất nước vẫn tăng trưởng dương là kết quả rất đáng mừng trong khi nhiều quốc gia tăng trưởng âm. Điểm đáng ghi nhận là chúng ta đã thành công trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, được cả thế giới đánh giá cao. 

Phân tích về tình hình phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm, đại biểu Nguyễn Hữu Quang cho biết, theo quy luật, quý IV thường có phát triển bứt phá, cao hơn bình thường. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cũng như tổn thất nặng nề do bão lũ gây ra tại miền Trung, việc bứt phá còn phụ thuộc vào thực tiễn cũng như sự điều hành của Chính phủ. Đại biểu đánh giá, tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam thấp hơn nhiều so với những năm trước nhưng so với các nước trong khu vực, chúng ta vẫn tự chủ được tốt hơn. Nhận định về những hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Hữu Quang cho rằng, nguyên tắc chung là phải hỗ trợ các doanh nghiệp, nhưng mức hỗ trợ còn phải tùy thuộc vào nguồn lực của quốc gia. 

Trước tình hình đại đa số các nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng âm nhưng Việt Nam là một trong số rất ít các nền kinh tế tăng trưởng dương (dự kiến từ 2 - 3%), đại biểu  Đôn Tuấn Phong (An Giang) cho rằng, đây là một kết quả ngoạn mục về phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, tuy tốc độ tăng trưởng thấp nhưng dịch bệnh được kiểm soát một cách hiệu quả với chi phí thấp là một điểm rất sáng. "Điều này đã được quốc tế ghi nhận và nếu chúng ta tiếp tục kiểm soát được dịch bệnh một cách chặt chẽ, hiệu quả, sẽ tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội trong những năm sắp tới", đại biểu nhấn mạnh. 

Đồng tình với việc Chính phủ đã rất nỗ lực khắc phục những khó khăn khách quan để duy trì sự phát triển kinh tế, đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) cho biết, các đại biểu Quốc hội đã chia sẻ trước những thiệt hại, mất mát do tác hại lớn của thiên nhiên đối với kinh tế xã hội, đặc biệt là tính mạng con người. Vừa qua bão lũ liên tục xảy ra ở các tỉnh miền Trung gây thiệt hại rất lớn, không thể tính hết được bằng tiền của, sức lực. 

Bên cạnh sự nỗ lực của Chính phủ, đại biểu cho rằng cần có chiến lược bền vững để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Theo đại biểu, cần phải phát huy vai trò cán bộ cơ sở và có cơ chế bồi dưỡng xứng đáng. "Nhiều trường hợp cán bộ thôn, xóm lăn mình tham gia công tác cứu hộ cả tuần trời, nhưng lại không được hưởng chế độ phù hợp với công sức bỏ ra", đại biểu nêu ý kiến. 

Đại biểu Đôn Tuấn Phong (An Giang) cho rằng, việc Quốc hội lần này dành 3 ngày để thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và các vấn đề liên quan là phù hợp vì đây là kỳ họp cuối cùng để các đại biểu trao đổi, thảo luận các vấn đề cử tri quan tâm và cũng là thời điểm mà chúng ta xem xét kết quả phát triển kinh tế - xã hội 5 năm qua. Trong gần 3 ngày thảo luận, các đại biểu Quốc hội đã nêu nhiều vấn đề thiết thực với đời sống xã hội. Đa số đại biểu đánh giá, năm nay cả nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên đến nay chúng ta vẫn đang kiểm soát tốt...

Đỗ Bình (TTXVN)
Bên lề Quốc hội: Giải bài toán nợ xấu, tăng sức đề kháng cho hệ thống ngân hàng
Bên lề Quốc hội: Giải bài toán nợ xấu, tăng sức đề kháng cho hệ thống ngân hàng

Báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV nêu rõ, việc xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng đã được đẩy nhanh, đồng thời thực hiện một cách thực chất và hiệu quả.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN