Ngày 27/7: Thêm 11 ca dương tính COVID-19; Đà Nẵng giãn cách xã hội; ngân hàng BIDV bị cướp

Ngày 27/7 nhiều thông tin nóng liên quan tới COVID-19: Thêm 11 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, có liên quan đến bệnh viện Đà Nẵng; Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn việc giãn cách xã hội 14 ngày với thành phố du lịch này; giá vàng vượt 57 triệu đồng/lượt; 2 tên cướp dùng súng uy hiếp lấy đi hơn 900 triệu đồng của chi nhánh ngân hàng BIDV.

11 ca mắc mới COVID-19 đều liên quan Bệnh viện Đà Nẵng, có 4 nhân viên y tế

Ngày 27/7, Việt Nam ghi nhận thêm 11 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 có liên quan đến bệnh viện Đà Nẵng, trong đó có 4 nhân viên y tế; nâng tổng số mắc lên 431 trường hợp.

Chú thích ảnh
Lấy mẫu xét nghiệm tại khu cách ly phòng dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN

Các bệnh nhân có độ tuổi từ 24-70, trong đó có 7 bệnh nhân đang điều trị tại các Khoa (Tim mạch, Hồi sức tích cực chống độc, Y học nhiệt đới, Nội thận- Nội tiết) và 4 nhân viên y tế của Bệnh viện Đà Nẵng.

Như vậy, tính đến hiện tại, Việt Nam đã ghi nhận tổng số 431 ca mắc COVID-19. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 11.954, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 232; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 10.922; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 800 trường hợp.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong số các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 5 ca; số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2 là 3 ca.

Đà Nẵng giãn cách xã hội

Sáng 27/7, chủ trì Phiên họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cần tập trung xử lý triệt để các biện pháp phòng chống lây nhiễm đối với 3 bệnh viện có nguy cơ lây nhiễm rất cao: Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và 3 quận: Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn và Hải Châu.

Chú thích ảnh
Bệnh viện C Đà Nẵng tiếp tục thực hiện cách ly y tế toàn bệnh viện từ 0 giờ ngày 24/7/2020 đến 0 giờ ngày 7/8/2020. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN

Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, Thủ tướng chỉ đạo thành phố Đà Nẵng áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 về các biện pháp phòng chống COVID-19 trong tình hình mới ở mức địa phương có nguy cơ cao từ 0h ngày 28/7/2020 trong vòng ít nhất 14 ngày. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, trên toàn thành phố Đà Nẵng áp dụng Chỉ thị 19/CT-TTg nhưng tại những điểm là ổ dịch thì thực hiện theo tinh thần của Chỉ thị 16/CT-Ttg và việc phân định này do Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng quyết định.

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện các kịch bản ứng phó với COVID-19; Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội với các nội dung trong Chỉ thị 19. Những người từ thành phố Đà Nẵng vào Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác ở các tỉnh, thành phố đều phải được xét nghiệm, trường hợp cần thiết tiến hành cách ly y tế. Những trường hợp cảm, sốt, ho đều phải đến cơ sở y tế.

Đà Nẵng tạm dừng các hoạt động cung cấp khách; giảm mức độ tập trung người lao động và các hoạt động khác; cơ bản dừng các hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ những trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, người cách ly, xe vận chuyển hàng hóa…

Cùng với đó, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế có trách nhiệm tăng cường nguồn lực hỗ trợ Đà Nẵng cả về xét nghiệm, điều trị. Bộ Thông tin và truyền thông hỗ trợ thành phố Đà Nẵng truy vết. Bộ Quốc phòng tăng cường kiểm soát và làm rõ những trường hợp vi phạm đưa người qua biên giới nếu có để tiến hành cách ly triệt để…

Thủ tướng chỉ đạo cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, nhu yếu phẩm; nâng cao năng lực sản xuất khẩu trang của Việt Nam; tránh tình trạng khan hiếm mặt hàng này.

Ngày 27/7, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành văn bản 4930/UBND-SYT về việc triển khai phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, thành phố Đà Nẵng quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 6 quận trên địa bàn và phong tỏa 3 bệnh viện gồm: Bệnh viện C (Bộ Y tế), Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng.

Chủng virus SARS-CoV-2 mới

Chú thích ảnh
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Tại Phiên họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, qua phân tích, chưa có đủ cơ sở kết luận các ca bệnh 416, 418,419, 420 có cùng nguồn lây; do đó, có thể có từ nhiều nguồn khác nhau khởi phát từ cộng đồng.

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Long, qua phân tích cho thấy đây là chủng virus SARS-CoV-2 mới, xuất phát từ nhiều nước và thịnh hành ở một số khu vực. Mặc dù chưa có đột biến gen tăng độc tính nhưng đã cho thấy có đột biến gen về khả năng tăng lây nhiễm đối với người khác. Qua phân tích dịch tễ và tổng hợp các vấn đề khác cho thấy, vùng dịch này có thể bắt đầu từ đầu tháng 7 và cho đến nay, Đà Nẵng đã trải qua 4 chu kỳ lây nhiễm. Do đó, có thể có nhiều trường hợp lây nhiễm khác.

Giá vàng hướng mốc kỷ lục 57 triệu đồng/lượng

Chú thích ảnh
Không ít người dân tới trực tiếp cửa hàng vàng để tìm hiểu giá cũng như quyết định xem có nên mua vàng thời điểm này. Ảnh: Minh Phương

Vào 16 giờ 50 phút ngày 27/7, giá vàng SJC trong nước tiếp tục tăng “phi mã” theo đà của giá vàng thế giới, tiến sát mốc 57 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay của giá vàng.

Theo khảo sát của phóng viên báo Tin tức ngày 27/7, giá vàng đang tăng “phi mã” khiến không ít người dân "nóng ruột” tới giao dịch. Từ đầu giờ sáng 27/7 đến nay, nhiều khách hàng, đặc biệt người dân ở ngoại tỉnh đã tới các cửa hàng vàng bạc lớn, có thương hiệu ở Hà Nội để bán và mua vàng. Ghi nhận của Công ty Bảo Tín - Minh Châu phiên sáng 27/7, lượng khách mua vào tại hệ thống cửa hàng của doanh nghiệp này chiếm 60% và bán ra chiếm tỷ lệ 40%.

Theo chuyên gia ngân hàng, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, ở những thời điểm nhạy cảm, doanh nghiệp kinh doanh vàng thường nới rộng chênh lệch giữa mua và bán để giữ an toàn cho chính họ và rủi ro lại thuộc về phía khách hàng. Chính vì vậy, người dân nếu đi mua vàng cần cân nhắc kỹ khi quyết định xuống tiền.

Hình ảnh đầu tiên về 2 tên cướp ngân hàng BIDV

Chú thích ảnh
Camera an ninh ghi lại thời điểm hai đối tượng xông vào khu vực quầy giao dịch, dùng súng tự chế cướp tiền. Ảnh: Công an TP Hà Nội cung cấp.

Liên quan đến vụ cướp ngân hàng trên phố Huỳnh Thúc Kháng vào sáng 27/7, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Hà Nội) đang phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), cùng Công an quận Đống Đa khẩn trương điều tra, truy bắt các đối tượng gây án.

Theo hồ sơ ban đầu từ lực lượng chức năng, khoảng 10 giờ ngày 27/7, hai đối tượng nam giới đi bộ từ đường Nguyên Hồng vào Ngân hàng BIDV dùng súng ngắn (dạng tự chế) khống chế các nhân viên tại đây và cướp đi số tiền 942 triệu đồng.Sau khi cướp được tiền, 2 đối tượng đi bộ ra ngoài cửa ngân hàng, tiếp tục dùng súng đe dọa người dân cướp chiếc xe máy Dream, biển kiểm soát: 29-137.X2, rồi tẩu thoát theo hướng đường Nguyên Hồng - Trúc Khê - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - Đại lộ Thăng Long.

Trích xuất hình ảnh từ camera an ninh của khu vực và những nhân chứng có mặt tại thời điểm đó, lực lượng chức năng xác định: Đối tượng cầm súng là nam giới, cao khoảng 1m65- 1m68, người dong dỏng, mặc áo chống nắng dài tay màu ghi kẻ caro, quần dài sáng màu, đeo găng tay màu trắng, khẩu trang vải màu trắng, đội mũ bảo hiểm kiểu lưỡi trai màu trắng, đi giầy tối màu, đế trắng, đeo 2 túi vai chéo, nói giọng miền Bắc.

Đối tượng thứ hai: Nam giới, cao khoảng 1m72- 1m75, dáng người gầy, mặc áo chống nắng dài tay màu ghi, quần dài vải tối màu, đeo găng tay màu trắng, khẩu trang vải màu trắng, đội mũ bảo hiểm kiểu lưỡi trai tối màu, đi giầy kiểu thể thao, nói giọng miền Bắc.

Đặc điểm vật chứng, phương tiện, hung khí cần truy tìm gồm: 1 xe máy nhãn hiệu Dream nữ màu mận chín, yếm trắng, có 2 gương, biển kiểm soát: 29-137.X2, SM: 0030163, SK: 0030163; 1 khẩu súng dạng súng colt xoay tự chế, bắn đạn thể thao, cùng 942 triệu đồng.

Phòng Cảnh sát hình sự- CATP Hà Nội đề nghị người dân khi phát hiện thì giữ ngay người, phương tiện, hung khí, vật chứng hoặc báo về Đội điều tra trọng án - Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội (địa chỉ: Số 7 Thiền Quang, phường Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội, liên hệ với đồng chí Nguyễn Hữu Luyện - Đội phó Đội điều tra trọng án, số điện thoại 0984.492.614); Công an quận Đống Đa, đồng chí Nguyễn Giang Long - Đội phó Đội Cảnh sát hình sự, số điện thoại 0912.221.992, để phối hợp giải quyết.

Vẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo đúng kế hoạch

Trước diễn biến dịch COVID-19 tại Đà Nẵng và một số địa phương, tối 27/7, sau cuộc họp khẩn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định: Vẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo đúng kế hoạch và có phương án đảm bảo an toàn cho kỳ thi.diễn biến dịch COVID- 19 tại Đà Nẵng và một số địa phương những ngày qua, căn cứ Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT dự kiến chỉ đạo phương án tổ chức thi theo hướng phân loại thí sinh theo các mức độ nguy cơ lây nhiễm để bố trí điểm thi, phòng thi, cán bộ làm công tác tổ chức thi phù hợp, bảo đảm an toàn và quyền lợi tối đa cho thí sinh.

GD&ĐT đề nghị các địa phương chỉ đạo các nhà trường rà soát, cập nhật tình trạng sức khỏe của tất cả thí sinh, thường xuyên báo cáo Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh để kịp thời xử lý; Bố trí đủ cán bộ dự phòng để tổ chức thi trong điều kiện dịch bệnh; Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh tại khu vực in sao đề thi, các điểm thi và các khu vực chấm thi.

chỉ đạo thi THPT quốc gia sẽ cập nhật tình hình từ địa phương để có phương án kịp thời đảm bảo an toàn cho thí sinh cũng như các cán bộ tham gia kỳ thi.

Đà Nẵng áp dụng “giãn cách” trong kỳ thi

Chú thích ảnh
Học sinh Đà Nẵng sau giờ tan lớp. Ảnh: TTXVN

GD&ĐT Đà Nẵng đã có văn bản chỉ đạo đối với các đơn vị trực thuộc. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh với công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Sở GD&ĐT yêu cầu trưởng các điểm thi có trách nhiệm thực hiện các nội dung về đảm bảo an toàn phòng dịch.

thể, các trường có đặt điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đảm bảo đầy đủ thiết bị đo thân nhiệt, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn… Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, đảm bảo an toàn cho cán bộ coi thi, nhân viên bảo vệ, phục vụ, thí sinh dự thi.

thời, Sở GD&ĐT Đà Nẵng yêu cầu mỗi điểm thi có ít nhất 2 phòng dự phòng, sắp xếp bàn ghế bảo đảm giãn cách giữa các bàn dành cho thí sinh.

Phương án tăng cường phòng thi sẽ được Sở GD&ĐT Đà Nẵng cập nhật khi rà soát số lượng thí sinh tham gia dự thi. Đặc biệt, Hiệu trưởng các trường THPT, giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên có trách nhiệm chỉ đạo rà soát tình hình sức khỏe 100% học sinh, học viên tham gia thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020. Các trường học sẵn sàng huy động tất cả cơ sở vật chất để phục vụ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 khi cần thiết.

PV/Báo Tin tức
Đà Nẵng thông tin kết quả điều tra, giám sát 11 bệnh nhân COVID-19 mới ghi nhận
Đà Nẵng thông tin kết quả điều tra, giám sát 11 bệnh nhân COVID-19 mới ghi nhận

Dưới đây là tiền sử dịch tễ, lịch trình di chuyển của 11 bệnh nhân COVID-19 công bố ngày 27/7.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN