Lại 'nóng' giá xăng dầu và cung ứng điện

Ngày 1/4, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, vấn đề giá xăng dầu và cung ứng điện trong thời gian tới là chủ đề “nóng” trong buổi họp báo thường kỳ tháng 3 của Bộ Công Thương.

Ảnh minh họa. Nguồn: laodong.com.vn


Trả lời câu hỏi của phóng viên xung quanh việc tăng giá xăng dầu vừa qua, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết: Hiện giá xăng dầu thế giới tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao, trong khi quỹ bình ổn xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã hết; giá trong nước thấp hơn giá của các nước có chung đường biên giới với Việt Nam từ 2.000 đồng/lít đến trên 500 đồng/lít dẫn đến tình trạng buôn lậu xăng dầu diễn ra phức tạp. Chính phủ đã quyết định tăng giá bán xăng dầu từ 28/3 và theo đó gía xăng tăng 1.430 đồng/lít, dầu là 362 đồng/lít, dầu hoả madút tăng 480 đồng/lít và dầu madút tăng 807 đồng/kg. Uớc lượng xăng dầu nhập khẩu tháng 3 năm 2013 đạt 600 nghìn tấn tương đương 584 triệu USD tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Lượng nhập khẩu 3 tháng năm 2013 đạt 1.577 nghìn tấn giảm 25% so với cùng kỳ năm 2012. Lượng dầu thô xuất khẩu tháng 3 đạt 780 nghìn tấn tương đương 670 triệu USD, tăng 22,5% so với tháng trước.


Phản hồi về ý kiến cho rằng, việc tăng giá xăng dầu để nhằm chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới, ông Võ Văn Quyền khẳng định: không có quy định nào trong pháp luật quy định “để chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới thì tăng giá xăng dầu trong nước”. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể có thể tăng, giảm giá xăng dầu. Còn v iệc chống buôn lâu qua biên giới chỉ là một trong những căn cứ để điều chỉnh tăng giảm giá xăng dầu . Nguyên tắc điều hành giá xăng dầu là dựa vào Nghị định 84, trước và sau Tết giá xăng dầu thế giới tăng cao, giá xăng dầu trong nước và thế giới có chênh lệch nên phải quyết định điều chỉnh. “Chúng ta đang muốn tạo ra một thị trường cạnh tranh và doanh nghiệp phải tự dự đoán về khả năng nhập xăng dầu vào thời điểm nào để đầu tư”. Ông Quyền cho hay.

Về câu hỏi, việc tăng giá xăng sẽ ảnh hưởng tới thế nào tới CPI, ông Quyền cho rằng, tác động của vòng 1 thì giá xăng ảnh hưởng đến quyền số là 8% và làm tăng CPI khoảng 0,01%, còn vòng 2 thì do sự điều tiết của doanh nghiệp. Theo quy định hiện tại, không được thông báo trước việc tăng giá xăng dầu nhằm tránh hiện tượng găm hàng. Về quỹ bình ổn và sửa đổi nghị định 84/CP về kinh doanh xăng dầu, hiện Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính Phủ, chậm nhất đến 30/6/2013 trình phương án sửa đổi và lấy ý kiến rộng rãi của người dân và doanh nghiệp, trong đó sẽ đề cập cả đến Quỹ bình ổn giá...

Về giá điện, ông Cường cho biết, Bộ Công Thương chưa nhận được đề xuất nào của Tập đoàn điện lực Việt Nam, vì vậy, trong tháng tư cũng sẽ chưa có điều chỉnh gì về giá điện.

Về tình hình cung ứng điện trong mùa khô, ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực cho biết: Cung ứng điện trong 3 tháng đầu năm đạt 29,92 tỷ kWh. Những thời điểm nắng nóng tại miền Nam, ngành điện đã phát những nguồn đắt tiền. Trong những tháng mùa khô, từ tháng 4 đến tháng 6, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cập nhật việc phát điện và tình hình thủy văn, dự kiến 3 tháng này, cung ứng điện toàn hệ thống là 34,4 tỷ kWh. EVN cho biết, sẽ cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và tiêu dùng. PVN, TKV đảm bảo ổn định việc vận hành tin cậy các nhà máy điện, nếu cần huy động các nguồn chạy dầu. "Ba tháng tiếp theo cơ bản cũng đáp ứng đủ" - ông Cương nói. Việc điều tiết các hồ thủy điện phải hài hòa giữa phát điện, tưới tiêu và nông nghiệp, mà mục tiêu cao nhất vẫn là dành cho tưới tiêu và sinh hoạt.



Đỗ Thảo Nguyên
Tăng giá xăng dầu không vì cục bộ lợi ích của doanh nghiệp
Tăng giá xăng dầu không vì cục bộ lợi ích của doanh nghiệp

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định không phải vì chống buôn lậu mà tăng giá xăng dầu và việc điều chỉnh giá xăng dầu cũng không vì cục bộ lợi ích của một số doanh nghiệp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN