Lá phiếu từ ngã ba Đông Dương

Không chờ đến giờ bỏ phiếu, ngay từ sáng sớm già làng A Pan, dân tộc Bờ Râu, thôn Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi đã gọi con cháu tới nhà Rông của làng làm nghĩa vụ cử tri.

Làng Đăk Ung xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei (Kon Tum) nô nức đi bầu cử.

Khi ông mặt trời còn chưa nhô lên khỏi đỉnh núi Bờ Y, tiếng gà gáy cất lên từ "ngã 3 Đông Dương" khu cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) làm bừng tỉnh cả núi rừng Tây Nguyên. Hòa chung không khí cùng cử tri cả nước đi bầu cử, đồng bào các dân tộc xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) cũng phấn khởi tới các điểm bỏ phiếu làm tròn nghĩa vụ công dân.

Đúng 7h ngày 22/5, ở tất cả các điểm bỏ phiếu trên đại ngàn Tây Nguyên, trong đó đồng bào các dân tộc huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đồng loạt đi bỏ phiếu.

Múa Xoang mừng ngày hội lớn.

Không chờ đến giờ bỏ phiếu, ngay từ sáng sớm già làng A Pan, dân tộc Bờ Râu, thôn Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi đã gọi con cháu tới nhà Rông của làng làm nghĩa vụ cử tri. Già làng A Pan cho biết: “Là người con của đồng bào dân tộc thiểu số ít người, mình đã nhiều lần đi bỏ phiếu nhưng lần này phấn khởi hơn. Mong muốn của mình là sau này các ứng cử viên khi trúng cử vào đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp quan tâm hơn nữa tới đồng bào dân tộc mình, tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch, nước sản xuất để đồng bào ổn định cuộc sống; có đủ cái ăn, nước uống, bữa cơm không nhạt muối nữa”.

Trên đường tới điểm bỏ phiếu, chúng tôi tình cờ gặp A Vang, 80 tuổi, người dân tộc Bờ Râu, xã Bờ Y, ông là thương binh nặng trong kháng chiến chống Pháp. Mặc dù bị mất một chân nhưng già A Vang đến khu vực bỏ phiếu số 6 xã Bờ Y từ rất sớm. Già A Vang cho biết, ông đã được đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp 12 lần, nhưng lần này ông thấy phấn khởi nhất. Già A Vang kỳ vọng vào những ứng cử viên sau khi trúng cử tiếp tục quan tâm hơn nữa tới đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số trong xã, cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa tiếp tực được đầu tư, con em dân tộc Bờ Râu được học tập trong những ngôi trường khang trang.

Già Y Réc, năm nay đã hơn 80 tuổi làng Đăk Ung, xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei (Kon Tum) lựa chọn đại biểu cho mình.

Để bảo đảm cho ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021 an toàn, tiết kiệm; các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân đi bầu cử theo đúng luật định. Để góp phần vào thành công chung cho ngày hội lớn của đất nước, ngay khi có sự chỉ đạo của Hội đồng bầu cử quốc gia, các đơn vị bầu cử tại các huyện Đắk Hà, Sa Thầy, Đắk Glei, Ngọc Hồi, Đắk Tô, Tu Mơ Rông, Kon Plông, Kon Rẫy, Ia H’Drai và thành phố Kon Tum đã tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để những người ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh tiến hành tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử.

Đồng bào các dân tộc Giẻ Triêng ở làng Đăk Ung bỏ phiếu.

Già làng A Dôi phấn khởi trả lời phỏng vấn báo chí.

Vợ chồng già A Nhut, Y Nay, dân tộc Giẻ - Triêng cùng con gái ở xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei đến điểm bầu cử.

Xe truyền thanh lưu động tuyên truyền cho ngày bầu cử.


Tin, ảnh: Viết Tôn (gửi về từ Bờ Y)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước bỏ phiếu thực hiện quyền công dân
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước bỏ phiếu thực hiện quyền công dân

Cùng với hơn 69 triệu cử tri cả nước, hôm nay (22/5), các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tới các điểm bỏ phiếu thực hiện quyền bầu cử trong ngày quan trọng của đất nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN