Theo bà Lê Thị Hồng Vân, đại sứ, trưởng đại diện phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO, hiện Việt Nam đã có 9 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận, nếu trong phiên họp này của CIC- MAB, hai khu sinh quyển nói trên được xem xét thông qua thì Việt Nam, với tổng số 11 khu dự trữ sinh quyển, sẽ là một trong những nước có số lượng khu dự trữ được công nhận nhiều nhất trên thế giới đợt này. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ 2015, Việt Nam có các khu dự trữ được đưa ra đề cử. Theo dự kiến chiều 15/9, CIC-MAB sẽ xem xét thông qua các đề cử.
Hội đồng Điều phối Quốc tế của Chương trình Con người và Sinh quyển, được gọi là Hội đồng MAB hoặc CIC-MAB, là cơ quan quản lý chính của chương trình MAB. Phiên họp thứ 33 được tổ chức tại Abuja (Nigeria) từ 13-17/9 và cũng là lần đầu tiên cuộc họp thường niên này được tổ chức ở châu Phi.
CIC-MAB bao gồm 34 Quốc gia thành viên được bầu chọn bởi Đại hội đồng hai năm một lần của UNESCO. Giữa các phiên họp, thẩm quyền của ICC được giao cho Văn phòng có các thành viên của ICC được chỉ định bởi từng khu vực địa chính trị của UNESCO.
CIC-MAB có các vai trò khác nhau, bao gồm quyết định việc chỉ định các khu dự trữ sinh quyển mới và phê duyệt các khuyến nghị về báo cáo đánh giá định kỳ các khu dự trữ sinh quyển đã được công nhận. Do khủng hoảng dịch bệnh, kỳ họp thứ 33 này được tổ chức trực tiếp và trực tuyến qua cầu truyền hình.