Theo đó, đến năm 2025, phấn đấu 100% cán bộ, đảng viên, người lao động được tuyên truyền về những nội dung cải cách của chính sách Bảo hiểm xã hội. Đến năm 2030, phấn đấu 100% cán bộ, đảng viên, người lao động được tuyên truyền, phổ biến những nội dung của chính sách Bảo hiểm xã hội mới.
Về nội dung tuyên truyền, mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu 100% nội dung tuyên truyền phù hợp với định hướng cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội theo từng giai đoạn. Về hình thức tuyên truyền, tăng cường hình thức tuyên truyền hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ (mạng xã hội; đoạn phim ngắn…).
Đổi mới nội dung tuyên truyền từ chú trọng tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách, pháp luật sang tuyên truyền về lợi ích, vai trò, ý nghĩa và những nội dung cải cách của chính sách Bảo hiểm xã hội nhằm tạo sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện chính sách Bảo hiểm xã hội.
Đổi mới về hình thức tuyên truyền, tăng cường tiếp cận tuyên truyền Bảo hiểm xã hội dựa trên nền tảng công nghệ song song với hình thức tuyên truyền miệng, trực tiếp. Phối hợp đồng bộ các hình thức tuyên truyền trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, về phương pháp tuyên truyền, kết hợp hài hòa giữa tuyên truyền thường xuyên và tuyên truyền theo chiến dịch. Ưu tiên tuyên truyền theo chiến dịch trong giai đoạn thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội; tăng cường phương pháp tuyên truyền đa chiều, kết hợp, dựa trên bằng chứng thay vì một chiều, đơn lẻ.
Một trong những giải pháp đáng chú ý mà Đề án đưa ra là hàng năm tổ chức tháng vận động triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân nhằm thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp nhân dân đối với chính sách Bảo hiểm xã hội; tuyên truyền, khuyến khích vận động nhân dân tham gia Bảo hiểm xã hội hướng tới mục tiêu Bảo hiểm xã hội toàn dân; động viên và nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chủ động tham gia Bảo hiểm xã hội cho người lao động...