Đánh mạnh, đánh trúng vào các địa bàn nóng, các đối tượng đầu nậu

Chiều 24/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) đã chủ trì cuộc họp của Ban về tình hình phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian qua, những nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm.


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các lực lượng chức năng tấn công mạnh tội phạm buôn lậu, làm hàng giả và gian lận thương mại. Ảnh: VGP


Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo, từ ngày 16/6 đến 15/9, các lực lượng chức năng đã phát hiện 44.000 vụ vi phạm với giá trị hàng hóa lên đến 300 tỷ đồng, truy thu 2.600 tỷ đồng tiền thuế. Lực lượng chống buôn lậu chuyên trách của Tổng cục Hải quan phối hợp với bộ đội biên phòng phát hiện, bắt giữ trên 200.000 lít xăng dầu tại khu vực biên giới Tây Nam và bắt 8 xe hàng lậu vận chuyển từ Lạng Sơn, Quảng Ninh. Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện nhiều vụ buôn lậu hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, trong đó nổi lên là vụ 8 tấn bao bì có dấu hiệu làm giả các nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa nổi tiếng trên thị trường. Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã tham mưu cho Ban Thường trực chỉ đạo Ban 389 của Hà Nội tiến hành điều tra, xác minh rõ các mặt hàng và địa bàn sử dụng số bao bì này.


Cũng theo Văn phòng Ban Chỉ đạo, các Bộ, ngành cơ bản triển khai tốt các nội dung của Ban chỉ đạo, tích cực tổ chức thanh tra theo dõi, quản lý ngành, chủ động thành lập các đoàn và tham gia các đoàn công tác chuyên ngành, đề xuất, xử lý nhiều vụ vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm, giao thông, văn hóa, du lịch... Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất tổ chức hoạt động của lực lượng quản lý thị trường, phối hợp các cơ quan liên nghiên cứu bổ sung cơ chế chính sách về hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, sửa đổi những bất cập, không để đối tượng buôn lậu trái phép, tăng cường công tác phối hợp tuần tra kiểm soát.


Bộ Công an đã chỉ đạo xóa bỏ hai tụ điểm buôn lậu hàng hóa từ các tỉnh biên giới về Hà Nội, tập huấn cho công an các tỉnh về xử lý các vụ buôn lậu ô tô lợi dụng chính sách Việt kiều hồi hương, đấu tranh với các đường dây, ổ nhóm buôn lậu và vận chuyên trái phép thuốc lá điếu, rượu ngoại và đường cát. Bộ Tài chính đã kiến nghị rà soát các doanh nghiệp đã quyết toán thuế rượu bia, kịp thời xử lý thu hồi ngân sách số tiền chiếm đoạt và tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng nhập lậu mặt hàng không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là hoa quả, thực phẩm các loại...


Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra của các đoàn cũng như các tổ kiểm tra bí mật cho thấy, mặc dù các ngành, các lực lượng đã rất quyết liệt đấu tranh, bắt giữ nhiều vụ nhưng thực trạng buôn lậu, gian lận thương mại vẫn còn nhiều, diễn biến phức tạp trên tuyến đường bộ, đường sắt. Các đối tượng buôn lậu, buôn bán hàng giả có thủ đoạn tinh vi, sẵn sàng chống đối lại cơ quan chức năng bằng mọi cách. Nguy hiểm hơn là hầu hết hàng hóa Trung Quốc nguyên đai, nguyên kiện, mang từ bên kia biên giới về Việt Nam nhưng lại đội lốt hàng Việt, mang made in Việt Nam, có cả giấy bảo hành, dấu hàng Việt Nam chất lượng cao in trên bao bì. Nguyên nhân của thực trạng trên có phần do lực lượng phối hợp chưa chặt chẽ ở các tuyến, một số địa phương chưa coi trọng công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.


Các ý kiến tại cuộc họp đề nghị tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu, không tiếp tay cho hàng giả, hàng lậu, thành lập trạm kiểm soát cố định về buôn lậu, gian lận thương mại trên tuyến đường bộ, các tổ kiểm tra đặc biệt liên ngành, có giải pháp căn cơ và chiến lược hơn để đánh tận gốc các đối tượng đầu nậu. Từ nay đến cuối năm, thời gian không còn nhiều, cần tập trung vào những trọng tâm, trọng điểm buôn lậu qua biên giới như Lạng Sơn, Quảng Ninh, An Giang, Quảng Trị với một số mặt hàng trọng điểm như thuốc lá điếu, pháo nổ.


Các ý kiến tại cuộc họp đề nghị tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu, không tiếp tay cho hàng giả, hàng lậu, thành lập trạm kiểm soát cố định về buôn lậu, gian lận thương mại trên tuyến đường bộ, các tổ kiểm tra đặc biệt liên ngành, có giải pháp căn cơ và chiến lược hơn để đánh tận gốc các đối tượng đầu nậu. Từ nay đến cuối năm, thời gian không còn nhiều, cần tập trung vào những trọng tâm, trọng điểm buôn lậu qua biên giới như Lạng Sơn, Quảng Ninh, An Giang, Quảng Trị với một số mặt hàng trọng điểm như thuốc lá điếu, pháo nổ.


Ghi nhận và biểu dương sự cố gắng của Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các ngành chức năng liên quan và Văn phòng Ban Chỉ đạo, song Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ vẫn còn nhiều tồn tại bất cập trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Những kết quả đạt được chưa tương xứng với tình hình đang diễn ra, gian lận về thuế còn lớn, hàng giả hàng kém chất lượng còn nhiều, còn để lọt sót nhiều hàng hóa buôn lậu qua đường mòn mới mở, kết quả xử lý chưa rốt ráo…


Trước những diễn biến phức tạp của tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, các địa phương tiếp tục nâng cao nhận thức, phân công trách nhiệm, đưa ra những giải pháp quyết liệt hơn nữa để chống hàng lậu, gian lận thương mại hiệu quả. Các ngành liên quan, các đơn vị chức năng phải có chuyên án, chuyên đề đánh mạnh, đánh trúng vào các địa bàn nóng, các đối tượng đầu nậu, tập trung vào một số địa bàn trọng điểm, mặt hàng trọng điểm; chỉ đạo điều tra làm rõ, truy tố, xét xử nghiêm các các nhân, đơn vị để xảy ra buôn lậu, công khai hóa trên các phương tiện thông tin để làm gương, tránh tiêu cực xảy ra.


Phó Thủ tướng chỉ rõ đây là nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy, chính quyền, tất cả các cấp, các ngành, các địa phương đều phải vào cuộc. Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo các địa phương phải làm rõ trách nhiệm về công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, đi liền với đó là thanh tra, kiểm tra, xử lý kỷ luật các cán bộ, chiến sỹ có hành vi tiếp tay cho buôn lậu, hàng giả. Các bộ, ngành, địa phương đều phải mở đợt cao điểm buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng từ nay đến Tết Nguyên đán 2015, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những đối tượng chủ mưu cầm đầu để tăng cường tính răn đe.


Phó Thủ tướng giao Thường trực Ban Chỉ đạo, Thủ trưởng các cơ quan chức năng và Ban Chỉ đạo 389 các địa phương kiểm tra trách nhiệm cá nhân để xảy ra buôn lậu, hàng giả. Bộ Công an rà soát các vụ vi phạm bị bắt giữ, sớm chọn một số vụ nghiêm trọng xử lý điểm để răn đe. Phó Thủ tướng giao các ngành, các địa phương xây dựng các chuyên án chuyên đề đấu tranh buôn bán hàng nhập lậu, hàng xách tay, trốn lậu thuế, đặc biệt chú ý đến khu vực nội địa, nhất là các địa bàn trung tâm như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.


 Thanh Vân

Phát hiện vụ chuyển hàng lậu qua cửa khẩu Lao Bảo
Phát hiện vụ chuyển hàng lậu qua cửa khẩu Lao Bảo

Để qua mắt lực lượng kiểm soát cổng B Tân Hợp (Khu thương mại đặc biệt Lao Bảo), các đối tượng chủ hàng thuê người gùi cõng băng rừng, sau đó tập kết hàng tại đường núi khu vực cầu Rào Quán, phía ngoài khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo để vận chuyển vào sâu nội địa.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN