Đại biểu Quốc hội không được nhận lời mời tiệc tùng các bộ ngành trong kỳ họp

Đại biểu Quốc hội phải thể hiện quyết tâm nêu gương sáng của Đảng viên, các đại biểu không liên hoan, tiệc tùng, gây phản cảm cho xã hội.

Chiều 18/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo dự kiến về chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì buổi họp

Trả lời phóng viên về việc Chủ tịch Quốc hội đã đề nghị các đại biểu Quốc hội không được nhận lời mời tiệc tùng của các bộ ngành trong kỳ họp lần này, việc này có ý nghĩa như thế nào khi tổ chức lấy phiếu tín nhiệm? ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đây là việc thể hiện quyết tâm nêu gương sáng của Đảng viên, của đại biểu Quốc hội. Các đại biểu phải chấp hành nghiêm việc không liên hoan, tiệc tùng, gây phản cảm cho xã hội. Đặc biệt, từ nay trở đi, vấn đề này sẽ được nhắc nhở thường xuyên.

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội phải thể hiện quyết tâm nêu gương sáng. Ảnh: TTXVN

Liên quan tới việc lấy phiếu tín nhiệm trước khi chất vấn các thành viên Chính phủ, ông Phúc cho biết, trong kỳ họp chỉ chất vấn một số thành viên Chính phủ, còn một số khác không có nội dung chất vấn. Trong nội dung chất vấn có những việc làm tốt, có những việc làm chưa tốt. Vì vậy, để công bằng cho các thành viên Chính phủ thì việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ được thực hiện trước. Hơn nữa, việc đánh giá các thành viên Chính phủ dựa trên cả nhiệm kỳ, các đại biểu đều nắm được, các cử tri cũng nắm được.

Quốc hội cũng đã gửi hồ sơ các đối tượng lấy phiếu tín nhiệm để các đại biểu tìm hiểu kỹ trước 30 ngày. Việc lấy phiếu không ưu tiên ai cả, chỉ dựa trên việc hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người.

Trả lời về những đổi mới trong kỳ họp lần này, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Quốc hội luôn chú ý tới đổi mới, đặc biệt trong chất vấn. Quốc hội sẽ dành cả 3 ngày để chất vấn và trả lời chất vấn, không thảo luận các báo cáo. Lần này, Quốc hội bầu Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước, cũng là việc mới.

Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ báo cáo 3 năm Kinh tế xã hội, đầu tư công… trước đây không có việc này. Vấn đề gì chưa tốt cần nhìn lại, để điều chỉnh cho mục tiêu 5 năm. Đặc biệt khi kinh tế thế giới, chiến tranh thương mại phức tạp.

Quốc hội xem xét thông qua CPTPP. Bên cạnh đó, các báo cáo trên Quốc hội cũng thu gọn 15 phút hoặc 2 phút để đảm bảo khống chế thời gian kỳ họp. Quốc hội vẫn đang nghiên cứu để tiếp tục đổi mới.

Trả lời về việc Chủ tịch nước sau khi được Quốc hội bẩu có tổ chức họp báo không? Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: "Các Chủ tịch nước trước đây được bầu chưa thấy có họp báo. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ trao đổi lại. Tuy nhiên, việc họp báo hay không là quyền của Chủ tịch nước".

H.V/Báo Tin tức
Long An: Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV
Long An: Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV

Chiều 15/9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng các đại biểu Quốc hội khóa XIV, đơn vị tỉnh Long An đã tham dự hội nghị tiếp xúc với cử tri là lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh để lấy ý kiến trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN