Cao Bằng cần tập trung đào tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số

Ngày 15/4, Đoàn công tác của Bộ Chính trị do đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm trưởng đoàn đã làm việc với Tỉnh ủy Cao Bằng về triển khai thực hiện Kết luận số 24-KL/TW, ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị.

Theo báo cáo của Tỉnh ủy Cao Bằng, triển khai thực hiện Kết luận số 24-KL/TW, ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy Cao Bằng đã đẩy mạnh công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; xây dựng quy hoạch đủ về số lượng, chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, có tính kế thừa và phát triển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của địa phương.

Các cấp, các ngành cơ bản thực hiện nghiêm túc và đúng nguyên tắc, bám sát hướng dẫn của Ban tổ chức Trung ương và Tỉnh ủy. Công tác đào tạo, quy hoạch và luân chuyển cán bộ đã được triển khai thực hiện tốt, khắc phục một bước tình trạng hụt hẫng, bị động trong công tác cán bộ.

Quy trình giới thiệu, ứng cử và bổ nhiệm cán bộ được đảm bảo đúng quan điểm, nguyên tắc và chủ trương của Đảng. Tỉnh ủy Cao Bằng đã đề ra nhiều chủ trương, định hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong từng giai đoạn phù hợp với tình hình thực tiễn; động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức đi học tập nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác đào tạo, bồi dưỡng để đạt kết quả cao nhất.

Tuy nhiên, công tác đào tạo, quy hoạch, luân chuyển cán bộ của tỉnh còn một số hạn chế như: Công tác đào tạo cán bộ trình độ cao chưa được chú ý; việc quản lý, giám sát, giúp đỡ, bố trí cán bộ sau luân chuyển chưa được thường xuyên; công tác đánh giá cán bộ vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh trong nhận xét, tính phê bình và tự phê bình ở một số đơn vị chưa cao.

Cao Bằng kiến nghị Trung ương cho phép tỉnh được tăng số lượng Phó Bí thư Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện đối với huyện biên giới vùng sâu, vùng xa; cho phép địa phương có cơ chế đặc thù để tuyển dụng, bố trí cán bộ công chức là người dân tộc ít người; ban hành quy định cụ thể về công tác luân chuyển cán bộ ở các cấp, các ngành (nhất là từ xã lên huyện)…

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Trần Quốc Vượng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Đồng chí lưu ý tỉnh cần đặc biệt quan tâm đến vai trò của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Người đứng đầu cần công tâm, nghiêm túc trong việc lựa chọn và quy hoạch cán bộ kế cận để chọn được người có tài, có đức cống hiến cho xã hội.

Tỉnh cần nghiên cứu, đề xuất với Trung ương về các cơ chế, chính sách đặc thù để tuyển dụng, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số.

Quốc Đạt (TTXVN)
Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 14/3, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Công an phối hợp với 
tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm về phát huy vai trò người 
có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc trong phong trào
 toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2010-2016.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN