Cải cách thủ tục hành chính trong cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Ngày 28/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính trong cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hầu A Lềnh và Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng đồng chủ trì Hội thảo.

Cải cách hành chính là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Những năm qua, Đảng đoàn và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tập trung chỉ đạo, triển khai, thực hiện cải cách hành chính tại cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Từ năm 2010 đến nay, 45 quy chế, quy định trong cơ quan đã được chỉ đạo xây dựng, qua đó dần hình thành các quy trình, thủ tục hành chính công khai, minh bạch, như quy trình xử lý văn bản; quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ; công tác thi đua, khen thưởng; công tác tài chính; giám sát, phản biện xã hội và công tác đối ngoại, kiều bào.

Góp ý tại Hội thảo, ông Đỗ Duy Thường, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, mục đích cải cách hành chính trong cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hành chính; đảm bảo thực hiện đúng tính chất, vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đồng tình với ý kiến của ông Đỗ Duy Thường, theo ông Vũ Trọng Kim, nguyên Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam, cải cách hành chính còn là mục tiêu cần nỗ lực thực hiện để phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Giải pháp được ông Vũ Trọng Kim đưa ra là phải xây dựng được đội ngũ cán bộ tốt, đặc biệt quan tâm tới năng lực của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý. Để góp phần thực hiện cải cách hành chính trong cơ quan, mỗi cán bộ cần có kỹ năng tham mưu, lãnh đạo nhóm để khơi dậy sáng kiến của mỗi thành viên; có kỹ năng giao tiếp, nhất là giao tiếp với nhân dân; kỹ năng tổ chức, điều hành công việc…

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Văn hóa - xã hội Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh, Mặt trận phải là nơi kết nối để gây dựng phong trào. Do đó, cải cách hành chính trong cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải gắn với những quy định và phân cấp nhiệm vụ cụ thể theo hướng xây dựng, triển khai kế hoạch công tác của từng ban, đơn vị; xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo các ban, đơn vị và quy chế phối hợp gắn với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ…

Đề xuất phương hướng cải cách hành chính, nhiều đại biểu cho rằng cần tiếp tục có những cải cách căn bản ở một số ban, đơn vị, bộ phận thiết yếu trong cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như Văn phòng, Ban Tổ chức cán bộ, Ban Phong trào... Quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính cần tập trung vào một số khâu thiết yếu như xây dựng kế hoạch công tác rõ ràng theo năm, tháng và theo từng tuần; cải cách thủ tục, trình tự ban hành các văn bản trong cơ quan. Bên cạnh đó, nền hành chính trong cơ quan cần được hiện đại hóa về công nghệ thông tin; khâu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Mặt trận, công tác tuyển dụng công chức, viên chức cần được chú trọng...

TTXVN/Báo Tin tức
Tăng cường vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng văn bản
Tăng cường vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng văn bản

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, chiều 22/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN