Người dân lo ngại thuế VAT tăng sẽ tác động tới giá cả hàng hóa. Ảnh Thanh Vũ/TTXVN. |
Bộ
Tài chính vừa đề xuất mở rộng các đối tượng chịu thuế VAT, tăng thuế
VAT từ 10% lên 12% từ năm 2019. Với thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), Bộ
Tài chính đề xuất áp thuế đối với các hàng hóa mới như nước ngọt, trà,
cà phê đóng lon, thuốc lá (thuế tuyệt đối). Ngoài ra, Bộ Tài chính còn
đề xuất tăng mạnh thuế với xe bán tải, tính thuế xe con theo tỷ lệ nội
địa hoá tức phần linh kiện sản xuất trong nước sẽ được miễn thuế
.
Đề cập về một số ý kiến cho rằng, tăng thuế VAT trong bối cảnh hiện nay là chưa phù hợp, có khả năng làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tác động làm tăng giá sản phẩm tiêu dùng, ảnh hưởng tới sức mua của người có thu nhập thấp, bà Lê Thị Mai Liên, Trưởng ban Chính sách tài chính công, Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, mọi sự điều chỉnh về chính sách thuế trong đó có thuế VAT sẽ có tác động khác nhau đến nhiều mặt kinh tế xã hội, nhưng mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cách thức thiết kế của chính sách.
Theo bà Liên, bản chất của thuế VAT đánh vào người tiêu dùng, doanh nghiệp chỉ là người thu hộ, khi tăng thuế suất thuế VAT sẽ đánh trên cả hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa trong nước. Như vậy, cơ bản không ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp vì doanh nghiệp xuất khẩu theo quy định hiện hành xuất khẩu hàng hóa 0%, doanh nghiệp được hoàn thuế khi xuất khẩu. Với doanh nghiệp trong nước, mức độ ảnh hưởng cần xem xét, tác động phụ thuộc vào mức độ chia sẻ giữa người dân và doanh nghiệp.
Với chỉ số giá, việc tác động về lý thuyết có ảnh hưởng tới chỉ số giá tiêu dùng, tuy nhiên mức độ phụ thuộc quy mô khối lượng hàng hóa và dịch vụ người tiêu dùng tiêu dùng, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng chi phối của yếu tố kinh tế vĩ mô khác như lãi suất, cung tiền, lạm phát…Tuy nhiên thời điểm hiện nay theo dự báo chỉ số giá ở mức thấp, cho nên với điều kiện kinh tế vĩ mô hiện tại yếu tố lạm phát không phải yếu tố quá lớn
Về ảnh hưởng đối với người thu nhập thấp, việc sửa đổi luật thuế lần này cần nhìn trên giác độ thổng thể, bởi ngoài việc tăng thế VAT, cơ quan soạn thảo cũng đề suất giảm thuế thu nhập, theo quy định hiện hành 25 nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế VAT nhóm thu nhập thấp chủ yếu là sử dụng hàng hóa dịch vụ không chịu thuế VAT hoặc chịu thuế ở mức thấp như nhóm hàng hóa y tế giáo dục, nhóm hàng hóa về khám chữa bệnh, dịch vụ tươi sống, sản xuất nông nghiệp
Theo khảo sát điều tra mức sống dân cư năm 2014 do Tổng cục thống kê công bố, người có thu nhập thấp sử dụng 59,6% thu nhập của mình cho hàng hóa lương thực thực phẩm, trong khi người có thu nhập cao 36,9% và tổng thu nhập chi cho hàng hóa này. Trong khi đó các lĩnh vực như y tế, giáo dục là đối tượng không chịu thuế và lương thực, thực phẩm đối với người sản xuất trực tiếp bán ra không chịu thuế và thương mại trên thị trường buôn bán sẽ chịu thuế 5%.
“Việc điều chỉnh thuế lần này cơ bản không có tác động quá nhiều đến nhóm người có thu nhập thấp. Ngoài ra việc đề xuất tăng thuế từ 10-12% cũng có tác động nhất định đến nhóm người thu nhập thấp, đặc biệt nhóm thu nhập thấp dễ bị tổn thương. Chính phủ hiện đã có nhiều chính sách liên quan, ví dụ chính sách hỗ trợ tiền điện, chính sách hỗ trợ học phí, bảo hiểm”, bà Liên nói.
Chia sẻ về mức thuế gián thu, TS Vũ Đình Ánh nói: Đối tượng chịu thuế là hàng hóa hay dịch vụ. Ai tiêu dùng nhiều hàng hóa hơn? ai tiêu dùng nhiều dịch vụ hơn? Đây là giải một bài toán không hề đơn giản. Việc đưa vào những lập luận liên quan đến mối quan hệ giữa thu nhập và phân nhóm thu nhập của các hộ gia đình, các cá nhân với câu chuyện tiêu dùng hàng hóa dịch vụ thì rất khó xử, chưa kể chúng ta đang ở trong bối cảnh cơ cấu lại tổng thể cả nền kinh tế và thậm chí thay đổi cả mô hình tăng trưởng kinh với rất nhiều các yếu tố khác nhau”
Theo chuyên gia kinh tế Ánh, trong chiến lược hay cụ thể là vấn đề cơ cấu lại ngân sách nhà nước nói chung, tài chính công và cơ cấu lại các thuế phí nói riêng, Việt Nam cũng đã đặt ra các mục tiêu và rà soát lại sao cho phù hợp với sự thay đổi của các yếu tố bên trong cũng như các yếu tố bên ngoài của nền kinh tế và sự phát triển xã hội.