Theo đó, các doanh nghiệp có 2 năm chuyển tiếp để thực hiện theo quy định mới và thời gian chuyển tiếp sẽ kết thúc vào ngày 30/6/2018. Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định mới về ghi nhãn xuất xứ cho thực phẩm bán lẻ Úc và được xây dựng căn cứ trên Luật Người tiêu dùng của Úc.
Những sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam xuất qua Úc phải ghi rõ thông tin về xuất xứ của các thành phần thực phẩm theo dạng biểu đồ kèm logo. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN |
Cũng theo Cục Xuất nhập khẩu, thực phẩm nhập khẩu vào ÚC sẽ tiếp tục phải có thông tin xuất xứ trên nhãn. Tuy nhiên, Chính phủ nước này đã bổ sung thêm một số quy định như các loại thực phẩm ưu tiên được người tiêu dùng quan tâm nhiều tới xuất xứ được sản xuất trong nước và nhập khẩu. Điều này bắt buộc phải có thông tin về xuất xứ của các thành phần thực phẩm theo dạng biểu đồ kèm logo và phải đưa thông tin vào một ô xác định trên sản phẩm.
Riêng với các loại thực phẩm không ưu tiên (gồm bột ngọt, mứt kẹo, bánh quy và đồ ăn vặt, nước đóng chai, nước ngọt và nước tăng lực, trà và cà phê, đồ uống có cồn) có thể tự nguyện cung cấp thông tin bổ sung.
Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu sang Úc nên lưu ý quy định này và có phản hồi về Bộ Công Thương (Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương và Cục Xuất nhập khẩu) nếu gặp khó khăn khi thực hiện các quy định của Úc.