Nhiều cổ phiếu ngành công nghiệp khí vào Top mệnh giá cao

Dự báo trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, ngành công nghiệp khí trong nước có nhiều động lực tăng trưởng; trong đó động lực chính đến từ khí LPG sử dụng trong lĩnh vực dân dụng.

Đặc biệt, kế hoạch phát triển nhiệt điện khí sẽ được đẩy mạnh với sản lượng điện từ 8,8 GW vào năm 2015 lên đến 15 GW vào năm 2025. Đồng thời, dự báo ngành điện sẽ đóng góp 0,5%/năm vào mức tăng trưởng ngành công nghiệp khí, còn ngành đạm sẽ tiếp tục duy trì mức tiêu thụ khí ổn định như hiện nay.

Phân tích cụ thể, các chuyên gia cho rằng, trong 3 đến 5 năm tới, ngành công nghiệp khí được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định, nhất là lĩnh vực kinh doanh LPG.

Bên cạnh đó, việc đầu tư và mở rộng cơ sở hạ tầng theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí đến năm 2030 sẽ giúp mở rộng đối tượng khách hàng và phạm vi hoạt động của các phân khúc đang bị giới hạn về hệ thống phân phối như khí CNG, khí thấp áp...

Mặt khác, dự báo giá dầu sẽ phục hồi trong dài hạn cùng với đà phục hồi của kinh tế trong nước sẽ thúc đẩy thị trường khí thiên nhiên phát triển sôi động hơn.

Vận hành hệ thống cung cấp khí tại Công ty Khí Cà Mau (Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas). Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Ghi nhận trên thị trường, nhiều cổ phiếu dầu khí khác cũng đang có những bước chuyển biến tích cực. Đơn cử, cổ phiếu GAS của Tổng Công ty Khí Việt Nam - Công ty cổ phần (PV GAS) liên tục tăng mạnh, vượt ngưỡng 79.000 đồng/cổ phiếu và đứng vào top những cổ phiếu có mệnh giá cao nhất trên thị trường hiện nay. So với mức 60.000 đồng/cổ phiếu thời điểm đầu năm 2017, đến nay, cổ phiếu GAS đã tăng gần 30%. Giá dầu tăng trên 60 USD/thùng, cùng với sóng “cổ phiếu trụ” trên thị trường gần đây đã tác động đưa giá cổ phiếu GAS lên cao.

Cùng với sức nóng của GAS, nhiều cổ phiếu dầu khí khác cũng đang có những bước chuyển biến tích cực. Cổ phiếu PVD của Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí, trong nửa đầu tháng 11/2017 có thời điểm lên đến 6.800 đồng/cổ phiếu, tăng khá so với mức giá 14.000 - 15.000 đồng/cổ phiếu trong tháng 10/2017; khối lượng giao dịch bình quân hơn 4 triệu cổ phiếu/ngày.

Còn PGS của Công ty cổ phần Kinh doanh khí miền Nam, từ mức giá 15.000 đồng/cổ phiếu hồi đầu năm đến nay đã lên trên 22.000 đồng/cổ phiếu…

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE) nhận định, xu hướng tăng của giá dầu đã tác động tích cực đến nhóm cổ phiếu dầu khí và nhóm này có thể tiếp tục xu hướng tăng giá trong thời gian tới. Năm 2017 được đánh giá là một năm tương đối tốt đối với cổ phiếu dầu khí.

Còn theo nhận định của Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), ngành khí Việt Nam từ đầu năm 2017 đã có những bước phát triển nổi bật với nhiều dự án đường ống thu gom khí đồng hành ngoài khơi, cùng với xây dựng các cụm khí điện đạm và các cơ sở xử lý khí trong đất liền. Mặc dù, hiện các dự án khí chủ yếu tập trung ở khu vực miền Nam, nhưng các dự án ở khu vực miền Trung và miền Bắc đang được đẩy mạnh, mở rộng bản đồ khí trên toàn Việt Nam.

Mỹ Phương (TTXVN)
Chứng khoán chiều 13/11: Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tăng mạnh
Chứng khoán chiều 13/11: Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tăng mạnh

Kết thúc phiên giao dịch chiều, VN-Index tăng 11,13 điểm lên mức 879,34 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 283,5 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị giao dịch trên 13,4 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn có 110 mã tăng giá, 43 mã đứng giá và 168 mã giảm giá.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN