Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, sự trượt dốc này xảy ra sau khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) ngày 26/4 duy trì lãi suất hiện nay sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày. Tại cuộc họp báo sau cuộc họp, Thống đốc Kazuo Ueda cho biết đồng yen yếu "không có tác động đáng kể đến lạm phát giá cơ bản". Động thái này khiến các nhà đầu tư trên thị trường dự đoán sẽ không sớm có đợt tăng lãi suất nào.
Ngày 29/4 là ngày lễ quốc gia ở Nhật Bản nhưng các nhà giao dịch tiền tệ vẫn hoạt động ở nước ngoài. Đồng yen đã dao động trong khoảng giữa 155 yen trước khi BOJ công bố quyết định của mình.
Trước đó, vào năm 1999, đồng yen giảm xuống mức 171 yen/euro, mức thấp nhất mọi thời đại kể từ khi đồng tiền chung châu Âu được ra mắt vào năm 1999.
Trong tuần trước, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra dự đoán về xu hướng giảm giá tiếp tục của đồng yen trong tuần này khi Nhật Bản đang trong kỳ nghỉ lễ Tuần lễ vàng dài ngày và dữ liệu kinh tế Mỹ quá mạnh.
Theo số liệu công bố ngày 25/4, mặc dù Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý đầu tiên của Mỹ hạ nhiệt hơn dự kiến, nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng với tốc độ vững chắc. Dữ liệu công bố ngày 26/4 cho thấy chi tiêu tiêu dùng cá nhân của Mỹ - thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Ngân hàng trung ương - Fed) - đã tăng nhiều hơn dự kiến trong tháng 3, làm giảm kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc cắt giảm lãi suất sớm của Fed.
Sự mất giá mạnh của đồng yen đã làm gia tăng đồn đoán trên thị trường rằng Chính phủ Nhật Bản và BOJ sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối để mua đồng tiền này, mặc dù cho đến nay Tokyo vẫn hạn chế can thiệp bất chấp đồng yên lao dốc trong nhiều tháng qua.
Theo Shusuke Yamada, chiến lược gia ngoại hối Nhật Bản tại Bank of America Securities, tâm lý xấu đi của công chúng liên quan đến đồng yen yếu là một lý do khiến Chính phủ Nhật Bản có thể vào cuộc.