Đây là lần đầu tiên trong gần hai năm qua, BOJ thực hiện bước đi này.
Trong thông báo đưa ra ngày 31/7, BOJ cho biết cơ quan này sẽ điều chỉnh việc mua các quỹ hoán đổi danh mục, và linh động hơn trong chương trình mua trái phiếu của mình nhằm xoa dịu những lo ngại về ảnh hưởng của chính sách tiền tệ siêu lỏng này. BOJ nêu rõ ngân hàng này có thể sẽ "tăng hoặc giảm số lượng thu mua trái phiếu tùy thuộc vào diễn biến thị trường".
Cũng trong thông báo trên, BOJ giữ nguyên mức lạm phát mục tiêu 2%, song thừa nhận rất khó đạt được mục tiêu này. Do đó, BOJ hạ mức dự báo lạm phát của nước này trong 3 năm tới đây là 1,1% (năm 2018), 1,5% (năm 2019) và 1,6% (năm 2020.
Kể từ năm 2013, BOJ vẫn duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm nhằm đưa nền kinh tế đất nước ra khỏi tình trạng giảm phát kéo dài. Theo Thống đốc BOJ Harukiko Kuroda, hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mà Nhật Bản đang áp dụng vẫn phát huy hiệu quả, song ngân hàng sẽ nghiên cứu những tác động tiêu cực của chính sách này đối với thị trường.
Trái ngược với Nhật Bản, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đều thực hiện chính sách siết chặt tiền tệ. Theo giới phân tích thị trường, chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn của BOJ đã tác động tiêu cực đến thị trường trái phiếu chính phủ và thị trường chứng khoán của nước này.