Kỳ vọng của giới đầu tư về việc suy thoái kinh tế sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm kết thúc chiến dịch nâng lãi suất quyết liệt đã nâng đỡ thị trường trong phiên này.
Kết thúc phiên 28/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 332,04 điểm (%), lên 32.529,63 điểm. Trong phiên trước đó, chỉ số này đã cộng thêm 400 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 1,2%, lên 4.072,43 điểm. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite ghi thêm gần 1,1%, đóng cửa ở mức 12.162,59 điểm, hướng tới tuần giao dịch và tháng giao dịch tốt nhất kể từ đầu năm 2022.
Báo cáo thiếu lạc quan về tăng trưởng GDP quý II của Mỹ đã khiến thị trường giảm điểm vào đầu phiên. Song không lâu sau đó, các nhà đầu tư đã rũ bỏ những lo ngại rằng nỗ lưc của Fed để kiềm chế lạm phát sẽ khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái. Số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố vào ngày 28/7 cho thấy GDP của nước này trong quý II vừa qua đã giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước, trái ngược hoàn toàn với dự báo tăng 0,3% từ Dow Jones. Nói một cách đơn giản, nền kinh tế Mỹ sẽ thu hẹp gần 1% nếu tốc độ tăng trưởng của quý II kéo dài cả năm. Trước đó trong quý I/2022, kinh tế Mỹ đã giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Ông Mike Loewengart, Giám đốc điều hành chiến lược đầu tư của E-Trade, cho biết: “Mặc dù chắc chắn có mặt tiêu cực từ báo cáo GDP, nhưng hãy nhớ rằng mức giảm 1% là tương đối nhỏ và ủng hộ ý tưởng rằng bất kỳ khả năng suy thoái nào xảy ra cũng sẽ nhẹ nhàng”.
Nhiều người quan niệm suy thoái kinh tế là khi có hai quý liên tiếp tăng trưởng kinh tế âm. Song sự suy thoái mang nhiều sắc thái hơn thế. Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ, cơ quan đánh giá suy thoái chính thức, sẽ xem xét một số yếu tố bổ sung.
Những động thái này diễn ra sau một đợt phục hồi trên diện rộng trong Diễn biến này xảy ra sau khi Fed nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm tháng thứ 2 liên tiếp để đối phó với lạm phát, và nhà đầu tư kỳ vọng vào việc liệu ngân hàng này có thể ngăn chặn lạm phát mà không đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong tuần này cũng góp phần tạo nên tâm lý hưng phấn cho thị trường. Biên lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp đang bị siết chặt do lạm phát, song các mảng kinh doanh cơ bản dường như đều khá mạnh. Điều đó, kết hợp với niềm tin rằng Fed về cơ bản đã hoàn thành chính sách thắt chặt tiền tệ, đang mang lại cho nhà đầu tư lý do để “thở phào”.
Dữ liệu từ FactSet cho thấy, gần 49% số công ty thuộc S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh. Trong số đó, có đến 71,14% công ty có kết quả lợi nhuận vượt kỳ vọng. Giới đầu tư cũng đang chờ đợi kết quả kinh doanh từ Apple, Amazon, Intel và Roku, dự kiến công bố sau phiên 28/7.
Tại thị trường Việt Nam, chốt phiên giao dịch 28/7, VN-Index tăng 17,08 điểm lên 1.208,12 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 669 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 15.347 tỷ đồng, tăng tới 53% so với giá trị giao dịch phiên 27/7. Toàn sàn có 378 mã tăng giá, 90 mã giảm giá và 66 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 5,32 điểm lên 289,84 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 89,4 triệu đơn vị, tương ứng hơn 2.150,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 167 mã tăng giá, 47 mã giảm giá và 44 mã đứng giá.