Theo kênh truyền hình RT, báo cáo được đưa ra sau khi giới chức nước này vẫn đang đầu trong việc đối phó với xu hướng tiền số hiện nay. Một số nhà phân tích thậm chí còn gợi ý cấm sử dụng hoàn toàn loại tiền mới này.
Tháng thước, ngân hàng trung ương của Nga đã đề xuất một lệnh cấm hoàn toàn đối với các đồng tiền điện tử trong nước. Cơ quan này cho rằng việc phát hành, lưu thông, trao đổi và mua bán tiền ảo nên bị cấm để ngăn chặn các trường hợp tội phạm thực hiện các hành vi gian lận hay rửa tiền. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị các bộ ngành khác trong chính phủ Nga, bao gồm Bộ Tài chính, bác bỏ. Thay vào đó, họ đề xuất phương án ban hành luật để chính phủ nắm giữ quyền kiểm soát nhiều hơn.
Hiện Moskva đang cân nhắc về các phương án khả thi trong việc kiểm soát người Nga sử dụng tiền điện tử. Theo báo The Bell có trụ sở tại thủ đô Moskva, các nhà nghiên cứu đã đề xuất đánh thuế các loại tiền điện tử và cho rằng chính sách này sẽ giúp chính phủ thu được hàng nghìn tỷ rubble. Chính sách thuế có thể được áp dụng đối với các sàn giao dịch cũng như thu nhập từ các khoản đầu tư.
Tiền điện tử đã được chấp nhận tại Nga kể từ tháng 1/2021, sáu tháng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký điều luật cho phép công dân mua và bán tiền số. Động thái này đã đưa thị trường tiền số ra khỏi “vùng xám” trong luật tài chính. Tuy nhiên, điều luật này không công nhận tiền số là tiền tệ hợp pháp, đồng thời cấm các doanh nghiệp chấp nhận quy đổi tiền số ngang bằng với đồng rubble Nga.
Tuần trước, một bài báo trong tờ Bloomberg của Mỹ có viết Điện Kremlin ước tính thị trường tiền số của Nga hiện đạt mức hơn 16,5 nghìn tỷ rubble (tương đương 214 tỷ USD), chiếm khoảng 12% tổng giá trị vốn hóa thị trường tiền điện tử toàn cầu. Con số này cao hơn đáng kể so với con số mà ngân hàng trung ương đưa ra, chỉ 5 tỷ USD.
Vào tháng 8/2021, một báo cáo của Đại học Cambridge tiết lộ Nga là nhà khai thác Bitcoin lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Kazakhstan. Theo RT, chi phí năng lượng tương đối thấp của Nga cùng khí hậu mát mẻ ở các vùng Viễn Đông dường như đã thu hút những người khai thác Bitcoin, và thậm chí cho phép các công ty sử dụng nguồn điện dư thừa để hưởng lợi từ giá Bitcoin tăng vọt.
Sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh cấm sâu rộng đối với các hoạt động liên quan đến tiền số từ cuối tháng 5/2021, những người khai thác đã phải từ địa bàn này sang phân tán khắp toàn cầu.