Giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.868,89 USD/ounce. Giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ cũng tăng 0,2% lên 1.873,80 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD giảm 0,2% trong phiên này, khiến vàng bớt đắt đỏ hơn đối với người mua ở nước ngoài. Dữ liệu cho thấy vào ngày 6/1 vừa qua cho thấy, xu hướng tạo thêm việc làm của nền kinh tế Mỹ ở mức ổn định trong tháng 12/2022, do thị trường lao động vẫn thắt chặt, nhưng các quan chức Fed có thể tìm thấy “niềm an ủi” nào đó từ việc đà tăng lương hạn chế.
Hoạt động của ngành dịch vụ của Mỹ suy giảm vào tháng 12/2022, lần suy giảm đầu tiên sau hơn 2 năm rưỡi, trong bối cảnh nhu cầu suy yếu, cung cấp thêm bằng chứng cho thấy lạm phát đang giảm.
Lãi suất cao hơn làm giảm sức hấp dẫn của vàng như một công cụ phòng ngừa lạm phát và làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, vốn không sinh lời.
Hoạt động mua vàng tại các trung tâm lớn của châu Á diễn ra chậm do giá tăng cao vào đầu tuần trước, trong khi nhu cầu được cho là tăng tại Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới sau khi mở cửa trở lại từ các hạn chế liên quan tới đại dịch COVID-19 và Tết Nguyên đán sắp tới.
Giá bạc giao ngay tăng 0,6% lên 23,95 USD/ounce, trong khi giá bạch kim tăng 0,5% lên 1.094,97 USD/ounce, trong khi palladium giảm 0,1% xuống 1.804,30 USD/ounce.
Vào 8 giờ 41 phút ngày 9/1, tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 66,45 - 67,27 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với chốt phiên hôm qua.
Giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 66,45 - 67,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.