Tại thị trường Tokyo, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn đã để tuột mất đã tăng ở đầu phiên khi giảm 51 xu Mỹ, tương đương 1,7%, xuống 29,09 USD/thùng, sau khi chứng kiến mức giảm mạnh 6,7% trong phiên giao dịch ngày 14/4.
Giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ cũng mất 4 xu Mỹ trong phiên này (0,2%), xuống 20,07 USD/thùng, sau khi hạ 10,3% trong phiên trước.
Đà giảm sâu của giá “vàng đen” trong phiên giao dịch 14/4 đã dẫn tới xu hướng đẩy mạnh mua vào hàng hóa giá hời của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng làm dấy lên lo ngại rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng kỷ lục trên toàn cầu sẽ không đủ để bù đắp nhu cầu tiêu thụ yếu do các biện pháp hạn chế đi lại và tiếp xúc xã hội của nhiều quốc gia nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Báo cáo của Viện Dầu khí Quốc gia Mỹ (API) cho hay, dự trữ dầu thô của nước này trong tuần kết thúc ngày 10/4 đã tăng 13,1 triệu thùng, vượt mức dự báo của giới phân tích là tăng 11,7 triệu thùng.
Trong khi đó, cảnh báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về khả năng nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào cuộc suy thoái trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930 càng khiến giới đầu tư thêm lo âu. IMF dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ suy giảm 3% trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, thị trường năng lượng cũng đón nhận một số thông tin tích cực khi các nguồn tin từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh do Nga đứng đầu, vốn được gọi là OPEC+ , cho hay Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cơ quan giám sát năng lượng cho các nước công nghiệp hàng đầu thế giới, có thể tuyên bố mua vài triệu thùng dầu để giúp OPEC+ giảm bớt sản lượng. Trong khi đó, Bộ Năng lượng Mỹ cho biết họ đang đàm phán với chín công ty năng lượng để dự trữ khoảng 23 triệu thùng dầu trong kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR).
Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ dự kiến sẽ giảm 194.000 thùng mỗi ngày trong tháng 4/2020.