Giá cà phê khởi sắc, dòng tiền tiếp tục lan tỏa trên thị trường hàng hóa

Kết thúc phiên giao dịch 26/10, thị trường hàng hóa diễn biến giằng co với các mức tăng giảm trái chiều nhau.

Mặc dù nhóm năng lượng tiếp tục duy trì đà tăng, kết hợp với mức tăng mạnh của chỉ MXV-Index Công nghiệp, nhưng áp lực giảm từ nhóm nông sản và kim loại khiến cho chỉ số hàng hóa chung MXV-Index vẫn giảm nhẹ 0.17% khi đóng cửa, về mức 2427.44 điểm.

Chú thích ảnh

Mức tăng đột biến của giá cà phê thế giới trong 2 phiên gần đây, và đà tăng vững chắc của giá dầu thô đã giúp cho dòng tiền tiếp tục duy trì ở mức cao. Trong ngày hôm qua, giá trị giao dịch toàn Sở tiếp tục tăng thêm 3% lên mức xấp xỉ 6.100 tỷ, trong đó, giá trị của nhóm Năng lượng đạt mức kỷ lục gần 4.000 tỷ.

Chú thích ảnh

Hợp đồng cà phê kỳ hạn tăng mạnh trước bất ổn về chuỗi cung ứng

Đóng cửa ngày hôm qua, cà phê là mặt hàng tăng mạnh nhất trong nhóm nguyên liệu công nghiệp khi giá Robusta trên sở ICE EU đóng cửa tăng 3,4% lên 2.270 USD/tấn. Mức tăng mạnh này đã góp phần kéo giá Arabica trên sở ICE U.S tăng hơn 2,7% lên 208.1 cents/pound. Dòng vốn chảy vào thị trường cà phê đang có phần nhỉnh hơn cho thị trường Robusta London trong giai đoạn này, khi mà các tin tức tiêu cực về nguồn cung ở Việt Nam đang hỗ trợ tốt cho giá.

Chú thích ảnh

Kể từ giữa tháng 10, những lo ngại về sự tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng quay trở lại khi các cảng đều ở trong tình trạng kẹt cứng do thiếu hụt nhân công. Các đơn hàng cà phê Robusta ở Việt Nam vẫn chưa được xuất đi, đẩy mức chênh lệch giữa các hợp đồng giao ngay và hợp đồng tương lai lên mức cao hơn. Bên cạnh đó, lượng mưa lớn ở Tây Nguyên cùng với nguy cơ bùng phát dịch trở lại cũng là một yếu tố tiêu cực vào thời điểm này khi thời gian thu hoạch đang đến gần. Thị trường Arabica có phần vắng bóng tin tức hơn nhưng lực mua vẫn mạnh khi mà các nhà đầu tư cần đảm bảo mức chênh lệch giữa hai Sở không bị nới rộng quá nhiều.

Bên cạnh cà phê, sắc xanh cũng đến từ 2 mặt hàng đường với phiên thứ 4 liên tiếp. Ước tính sản lượng ở khu vực Trung Nam Brazil trong nửa đầu tháng 10 đã giảm 56% so với cùng kỳ năm trước là động lực chính thúc đẩy thị trường. Tuy nhiên, đà tăng đã phần nào bị kìm hãm lại bởi mức sụt giảm này được dự báo sẽ phục hồi vào năm tới nhờ lượng mưa dồi dào trong những ngày cuối tháng 10. Bên cạnh đó, giá xăng tăng cũng gây áp lực lên sản lượng đường do các nhà sản xuất ưu tiên sử dụng mía trong ngành công nghiệp sản xuất ethanol.

Giá cà phê nội khởi sắc theo thế giới

Giá cà phê nội địa hôm nay đồng loạt tăng mạnh. Tại Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông, giá cà phê dao động quanh mức 42.000 đồng/kg, trong khi ở Lâm Đồng thấp hơn với 41.200 đồng/kg.

Chú thích ảnh

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá xuất khẩu cà phê bình quân của nước ta trong tháng 9 đạt 2.090 USD/tấn, ghi nhận mức cao nhất kể từ cuối năm 2017, tăng gần 5% so với tháng 8 và 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như thường lệ, Đức và Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của cà phê Việt Nam. Tính chung cả 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê sang các nước như Nhật Bản, Nga và Trung Quốc tăng đáng kể, mặc dù đại dịch COVID-19 đã tác động rất lớn đến giao thương hàng hóa toàn cầu. Theo Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương dự báo, xuất khẩu cà phê của nước ta sẽ tăng trong các tháng tới nhờ nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới tăng lên, trong khi Việt Nam đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ 2021/22.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Dòng tiền đổ vào thị trường tiền điện tử lập 'đỉnh' mới
Dòng tiền đổ vào thị trường tiền điện tử lập 'đỉnh' mới

Báo cáo của nhà quản lý tài sản kỹ thuật số CoinShares công bố hôm 25/10 cho hay dòng tiền đổ vào các sản phẩm và quỹ tiền điện tử đã lên mức kỷ lục vào tuần trước là 1,5 tỷ USD, đánh dấu tuần tăng thứ 10 liên tiếp khi tâm lý thị trường lạc quan nhờ việc các quỹ EFT bitcoin tại Mỹ bắt đầu hoạt động giao dịch.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN