Chỉ số USD - thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác - phiên này giảm 0,2% xuống 102,4918.
Phiên này, yếu tố ảnh hưởng tới đồng USD là những phát biểu khá “diều hâu” của Chủ tịch ECB. Phát biểu tại một nghị thường niên của các ngân hàng trung ương lớn được tổ chức ở Bồ Đào Nha, bà Lagarde cho biết lạm phát ở Eurozone sẽ duy trì ở mức quá cao trong thời gian dài.
Bà cũng cho hay các nhà hoạch định chính sách "không chắc chắn" về thời điểm lãi suất đạt đỉnh.
Vào cuối phiên giao dịch tại New York, đồng euro đã tăng từ mức 1,0915 USD đổi 1 USD trong phiên trước đó lên 1,0960 USD đổi 1 USD. Đồng bảng Anh cũng tăng lên 1,2751 USD đổi 1 bảng, từ mức 1,2721 USD/bảng ở phiên trước đó.
Đồng yen phiên này vẫn yếu đi khi 1 USD đổi được 144,0130 yen, so với mức 143,4470 yen Nhật đổi 1 USD của phiên trước đó.
Đà giảm của đồng USD đã được hạn chế phần nào sau một báo cáo về niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong một năm rưỡi.
Theo đó, kết quả khảo sát của tổ chức Conference Board công bố ngày 27/6 cho thấy chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng Sáu đạt 109,7 - mức cao nhất kể từ tháng 1/2022 và tăng từ mức 102,5 của tháng Năm. Kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới của người tiêu dùng giảm từ mức 6,1% trong khảo sát tháng trước xuống 6,0%, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020.
Tuy nhiên, người tiêu dùng Mỹ vẫn nhận định nền kinh tế đang đối mặt nguy cơ suy thoái vào một thời điểm nào đó trong 6 - 12 tháng tới.