Để quản lý mặt hàng này, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn số 6981//TCHQ-GSQL về giấy phép thu hồi đá vôi, đôlômít và công văn số 8019/TCHQ-TXNK ngày 22/12/2020 hướng dẫn phân loại mặt hàng đá.
Theo đó, mặt hàng xuất khẩu là: Đá vôi, đá chứa canxi (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng), đáp ứng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6072:2013 thì thuộc nhóm 25.21. Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố rà soát các tờ khai xuất khẩu và hồ sơ xuất khẩu đối với mặt hàng khai báo là đá vôi, đá chứa canxi, đá xây dựng..., đáp ứng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6072:2013 nhưng chưa phân loại thuộc nhóm 25.21 nêu tại điểm 1 công văn số 8019/TCHQ-TXNK để thực hiện phân loại và áp dụng mức thuế đúng quy định, thu đủ thuế và xử phạt theo quy định.
Tuy nhiên, khi hải quan có công văn hướng dẫn phân loại, một số doanh nghiệp xuất khẩu lại khai báo là đá xây dựng có nguồn gốc từ đá vôi nên kiến nghị áp dụng điểm g khoản 1 Điều 64 Luật Khoáng sản.
Những doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng đá vôi cho rằng: Mặt hàng đá xuất khẩu đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất xi măng pooc lăng theo tiêu chuẩn Việt Nam nhưng không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam thì mặt hàng thuộc "Danh mục khoáng sản làm vật liệu thông thường".
Tuy nhiên, căn cứ theo nội dung đã được trao đổi thống nhất giữa Tổng cục Hải quan, đại diện Vụ Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng và đại diện Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) – Bộ Khoa học và Công nghệ và kết quả công tác kiểm soát cho thấy kiến nghị: “Việc áp dụng điểm g khoản 1 Điều 64 Luật Khoáng sản là chưa đầy đủ của một số các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng khai báo là đá xây dựng có nguồn gốc từ đá vôi’’ nêu trên là không có căn cứ.