Vì sao mỗi địa phương lại tính giá nước sinh hoạt khác nhau?

Đề cập giá nước sinh hoạt tại mỗi địa phương được vận dụng khác nhau, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, khẳng định: Về cơ bản, hầu hết các địa phương đã chấp hành nghiêm túc các văn bản hướng dẫn về định giá.

Chú thích ảnh
Cần phải minh bạch, tính đúng, tính đủ giá nước sinh hoạt.

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, quy định pháp luật về định giá gồm: Nghị định 117 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung ứng nước sạch; Thông tư liên tịch số 75 năm 2012 liên Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đi kèm có Thông tư 88 của Bộ Tài chính đã quy định rất chi tiết cụ thể về căn cứ, phương pháp tính giá, quy trình phân cấp định giá. Tính đến nay, những quy định tại các Thông tư còn khá phù hợp nhưng sẽ phải có những chỉnh sửa trong thời gian tới để phù hợp với thực tế.

“Thông tư số 75 quy định giá cụ thể hàng năm có biến động, có hóa đơn chứng từ cụ thể thì có thể điều chỉnh giá. Tuy nhiên có những địa phương tính toán, định giá nước theo lộ trình theo Nghị định 117 năm 2007. Về các mức giá, đại đa số tính giá bù đắp được chi phí sản xuất và có lợi nhuận, tối thiểu 5%. Nhưng không phải 100% các địa phương, giá nước được đảm bảo, tức là bù đắp được chi phí, có những địa phương, thu không đủ chi”, ông Nguyễn Tiến Thỏa nói.

Phân tích việc giá nước tại các địa phương lại khác nhau, ông Nguyễn Tiến Thỏa nêu 3 lý do: Thứ nhất vấn đề đầu vào để sản xuất nước sạch có 2 nguồn gồm nước ngầm và nước mặt. Đầu vào khác nhau, kéo theo chi phí xử lý khác nhau. Đơn cử ngay nước mặt tại Hà Nội cũng có chỗ không có phù sa, sông Đuống có phù sa thì cần có khu bể lắng để xử lý, nơi có bùn cần có chi phí xử lý bùn.

Trong Nghị định 117, có phương án giá phải dựa trên cơ cấu nguồn vốn đã có, vay ít hay nhiều thì lãi vay cao thấp khác nhau. Yếu tố thứ 3 là quy định về khấu hao tài sản cũng là khoản chi phí hình thành nên giá. Tài sản đã hết khấu hao nhưng vẫn dùng được vào sản xuất, vẫn sử dụng nhưng không tính vào giá.

“Ngay 3 yếu tố trên đã tạo nên các mức giá khác nhau. Tôi không phản đối việc mức giá áp tại mỗi địa phương nhưng cần phải đồng nhau về các tiêu chí, giá nước bán lẻ không thể so với giá bình quân”, ông Nguyễn Tiến Thỏa chia sẻ.

Theo ông Trần Quang Hưng, nguyên Phó Chủ tịch - Tổng thư ký hội Cấp thoát nước Việt Nam, hành lang pháp lý tính giá nước tương đối đầy đủ và chặt chẽ, từ Nghị định 112, 124, cho đến Thông tư 75, Thông tư 88. Tuy nhiên, 63 tỉnh thành hiện có trăm cách áp dụng khác nhau. Hơn 100 công ty cấp nước có mức giá nhau, đó chính là đặc thù của ngành nước. Điều quan trọng cần phải minh bạch, tính đúng, tính đủ.

Trong khi đó, ông Phạm Kiến Quốc, đại diện Trung tâm Quốc gia nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Tại vùng nông thôn hiện nay thu tiền nước chưa đủ vận hành chi phí. Theo Khoản 2 Điều 9 của Thông tư 75, UBND tỉnh thực hiện hướng dẫn về thẩm quyền quản lý, thẩm quyền quy định giá nước và mức giá cụ thể đối với các công trình mức độ quy mô nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết UBND 63 tỉnh thành bỏ ngỏ điều đó. Giá nước thường là thỏa thuận với người dân. Vì giá nước ở nông thôn thấp nên việc đầu tư của tư nhân vào cấp nước nông thôn rất khó khăn. Mặc dù đã có quy định khuyến khích đầu tư kinh doanh, xã hội hóa cấp nước nông thôn nhưng đầu tư cho lĩnh vực nước sạch nông thôn vẫn còn rất ít.

Tin ảnh: Minh Phương/Báo Tin tức
Cử tri Hà Nội lo lắng về chất lượng nguồn nước và tăng giá nước sạch
Cử tri Hà Nội lo lắng về chất lượng nguồn nước và tăng giá nước sạch

Chiều 15/11, tại buổi tiếp xúc cử tri trước thềm kỳ họp 11 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XV, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định; Không có lợi ích nhóm trong việc xây dựng Nhà máy nước sạch sông Đuống.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN