Xu hướng giá bất động sản toàn cầu tăng vọt trong dịch COVID-19

Có lo ngại cho rằng dịch COVID-19 đã khiến thị trường nhà ở trên toàn thế giới đóng băng bởi tình trạng thất nghiệp tăng mạnh sẽ “bóp nghẹt” thu nhập khả dụng cá nhân. Tuy nhiên, điều này lại không xảy ra. Thay vào đó, giá bất động sản tăng mạnh từ New Zealand đến Mỹ, Đức, Trung Quốc và Peru.

Chú thích ảnh
Những căn nhà tại Auckland, New Zealand. Ảnh: CNN

Kênh CNN (Mỹ) cho biết các nước này ghi nhận hiện tượng giá bất động sản tăng vọt. Trong 37 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), giá nhà thực tế đã đi lên 7% trong giai đoạn quý 4 năm 2019 đến quý 4 năm 2020.

Một điều không thể ngờ tới là dịch COVID-19 lại có lợi cho giá nhà cửa. Điều này xuất phát từ việc các chính phủ trên khắp thế giới hỗ trợ người sở hữu nhà bằng quyết định tạm thời cấm thu hồi và rót hàng nghìn tỷ USD hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.

Những biện pháp này là chiếc gối đệm cho thị trường bất động sản tránh khỏi suy thoái vì dịch COVID-19. Bên cạnh đó, khi người dân buộc phải biến căn nhà của họ thành văn phòng và lớp học do làm việc và học tập từ xa vì dịch COVID-19 thì “cuộc đua không gian” xuất hiện.

Những người giàu có tại một số quốc gia lựa chọn từ bỏ thành thị để đến những căn nhà rộng rãi hơn ở ngoại ô.

Theo Văn phòng thống kê quốc gia, giá nhà ở Anh đã tăng 8,5% trong năm 2020, đây là mức tăng trưởng cao nhất tại nước này kể từ năm 2014. Không chỉ Anh, Mỹ cũng ghi nhận xu hướng tương tự. Theo Hiệp hội Chuyên gia bất động sản Mỹ, số nhà bán được trong năm 2020 tăng 9%, ở mức cao nhất kể từ 2006.

Công ty bất động sản Bồ Đào Nha Fine & Country Portugal cho biết trong 3 tháng đầu năm 2021, thị trường bất động sản tại Brazil, Anh, Pháp và Bỉ đều đã lập kỷ lục.

Chính phủ một số quốc gia đang tìm biện pháp để ngăn chặn giá bất động sản quá nóng. Tháng 3 này, chính phủ New Zealand đã công bố hàng loạt biện pháp để “hạ nhiệt nhu cầu từ các nhà đầu tư” khi giá nhà ở tại nước này tăng 24% trong năm, tính đến tháng 3.

Hà Linh/Báo Tin tức
90% người Anh có kháng thể virus SARS-CoV-2 sau khi tiêm một mũi vaccine
90% người Anh có kháng thể virus SARS-CoV-2 sau khi tiêm một mũi vaccine

Một nghiên cứu gần đây cho thấy trên 90% người Anh hình thành kháng thể chống virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 sau khi được tiêm một liều vaccine AstraZeneca hoặc Pfizer.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN