Xe ô tô ở Mỹ phải lắp thiết bị phát hiện lái xe say xỉn

Máy cảm biến hơi thở và đo nồng độ cồn dưới mô ngón tay là trọng tâm của một quy định mang tính bước ngoặt để chống lại nạn lái xe sau khi uống rượu bia tại Mỹ.

Chú thích ảnh
Nguyên mẫu của hệ thống đo nồng độ cồn trong lớp mô ngón tay của người lái xe. Ảnh: AFP

Luật liên bang này, yêu cầu các xe ô tô thế hệ mới ở Mỹ phải kiểm tra và ngăn chặn những người lái say xỉn, sẽ cứu sống hàng ngàn người mỗi năm cũng như có tiềm năng áp dụng tại các quốc gia khác. 

Tuy nhiên, đạo luật vừa được Tổng thống Joe Biden ký thành luật ngày 15/11 cũng đối mặt với những nghi vấn, liệu các phương tiện có thể từ chối hoạt động khi phát hiện nhầm hay trở thành nhân chứng chống lại chủ sở hữu của chúng trong các vụ án hình sự hay không.

Sau cùng, chính các nhà quản lý Mỹ mới có quyền xây dựng những quy tắc thiết lập tiền lệ quốc tế này. Cho đến nay, họ chưa tiết lộ gì nhiều song có khả năng sẽ tiến hành nghiên cứu trong thời gian ba năm.

Bước đầu, người dân đã phản ứng đầy hứng khởi về điều luật trên. Mỹ hiện cho phép người lái xe có nồng độ cồn trong máu cao hơn nhiều quốc gia phát triển khác và liên tục ghi nhận số nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông vượt 10.000 người mỗi năm.

Và tất nhiên, yếu tố kỹ thuật chính là thử thách lớn nhất. Một trong những phương án tối ưu nhất để đáp ứng nhiệm vụ trên được đã phát triển từ năm 2008 với sự hợp tác giữa các nhà sản xuất ô tô và cơ quan quản lý. 

Là một phần trong Hệ thống phát hiện nồng độ cồn của lái xe (DADSS), nhóm nghiên cứu đã phát triển các cảm biến giống lỗ thông hơi tí hon làm nhiệm vụ hút hơi thở của người lái xe rồi phân tích nó. 

Hoặc khi người điều khiển xe nhấn nút khởi động xe, chiếc nút này sẽ đo nồng độ cồn trong máu ở dưới lớp biểu bì bằng cách chiếu tia hồng ngoại qua đầu ngón tay của người đó.

Chú thích ảnh
Thiết bị giám sát nồng độ cồn trong hơi thở được lắp ngay tại vô lăng. Ảnh: AFP

Hệ thống DADSS cũng bao gồm cả những tính năng chống gian lận. Ông Robert Strassburger - Chủ tịch của Liên minh Ô tô vì An toàn Giao thông (ACTS) - cho hay trong tương lai, ô tô sẽ không thể khởi động hoặc tiếp tục chuyển động nếu người lái vượt quá giới hạn nồng độ cồn trong máu cho phép là 0.0008% tại hầu hết các bang của Mỹ.

Sáng kiến DADDS là chương trình hợp tác giữa ACTS và Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ.

Đối với hệ thống cảm ứng, bằng việc bấm nút khởi động, người lái sẽ hoàn thiện một mạch điện nối giữa ghế lái và hệ thống điều khiển. Ông nói cho biết nếu một người khác trên xe đưa tay chạm vào cảm biến, mạch điện sẽ không được nối cũng như không tiến hành phép đo kiểm tra nồng độ cồn. 

Chúng được coi là các biện pháp "thụ động", không giống các thiết bị hiện có yêu cầu người lái xe phải vượt qua bài kiểm tra nồng độ cồn bằng cách thổi vào ống trước khi có thể điều khiển phương tiện.

Trong khi một số chuyên gia có cái nhìn tích cực về công nghệ mới nhằm bảo đảm an toàn giao thông này, những người khác lại đánh giá nó là một mối lo ngại đối với quyền riêng tư.

Ông Robert Strassburger nhấn mạnh rằng hiện đã có những quy định giới hạn về quyền riêng tư đối với các công nghệ thu thập thông tin khác trên xe hơi và cảnh sát cần phải có lệnh hợp pháp để truy cập chúng. Quyết định cuối cùng sẽ được các bên sản xuất và giới hoạch định đưa ra trong thời gian tới. 

Hoàng Trang/Báo Tin tức (theo AFP)
Apple tạo điều kiện để người sử dụng iPhone tự sửa thiết bị
Apple tạo điều kiện để người sử dụng iPhone tự sửa thiết bị

Apple lên kế hoạch “bật đèn xanh” để khách hàng có thể tự sửa thiết bị của họ trước áp lực ngày càng tăng từ người sử dụng và cơ quan quản lý trên khắp thế giới yêu cầu nới lỏng hạn chế sửa chữa sản phầm của hãng này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN