WHO quan ngại diễn biến dịch COVID-19 tại châu Âu

Tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 gia tăng tại châu Âu trong 2 tuần qua trong khi tỷ lệ tiêm vaccine thấp tại một số nước ở châu lục này là điều "rất đáng lo ngại". Đây là nhận định do Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu, ông Hans Kluge, đưa ra trong cuộc họp báo ngày 30/8.

Chú thích ảnh
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga ngày 18/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Kluge cho biết có tới 33 quốc gia châu Âu ghi nhận số ca mắc mới tăng hơn 10% trong 14 ngày qua và đây là mức cao rất đáng lo ngại. Theo ông, yếu tố dẫn tới số ca mắc và tử vong tăng cao là do nhiều nước nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch và hoạt động đi lại của người dân gia tăng. Tình hình dịch bệnh phức tạp hơn đã khiến hệ thống y tế của một số quốc gia châu Âu bắt đầu quá tải, dẫn đến số ca tử vong tăng. Trong khi đó, tiến độ tiêm chủng tại châu Âu có phần chững lại trong 6 tuần qua. Giám đốc WHO khu vực châu Âu nhấn mạnh ưu tiên hiện nay là đẩy mạnh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19, đồng thời đảm bảo công bằng trong tiêm chủng.

Liên quan việc tiêm mũi vaccine tăng cường, ông Kluge nhấn mạnh mũi tiêm này là để giúp những đối tượng dễ bị tổn thương nhất an toàn trước dịch COVID-19, chứ không phải là mũi tiêm "xa xỉ" lấy của những người vẫn đang chờ mũi tiêm đầu tiên.

Ông cũng lưu ý cần thận trọng khi thực hiện tiêm mũi tăng cường vì tới nay chưa có đủ bằng chứng về hiệu quả của mũi tiêm này. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng mũi tiêm tăng cường sẽ giúp đảm bảo an toàn cho những người dễ bị tổn thương nhất và đã có nhiều nước triển khai chính sách này. 

Quan chức WHO này đồng thời kêu gọi các quốc gia châu Âu đang thừa vaccine chia sẻ chế phẩm này cho các quốc gia khác, trong đó có một số nước Đông Âu và châu Phi.

Thanh Hương (TTXVN)
Italy ưu tiên sáu vấn đề trong kế hoạch phục hồi kinh tế hậu COVID-19
Italy ưu tiên sáu vấn đề trong kế hoạch phục hồi kinh tế hậu COVID-19

Ngày 30/8, các nguồn tin trong Chính phủ liên minh cầm quyền của Italy xác nhận rằng số tiền 25 tỷ euro đầu tiên (khoảng 29,5 tỷ USD), được Liên minh châu Âu (EU) giải ngân vào đầu tháng Tám trong khuôn khổ quỹ Cơ sở phục hồi và chống đỡ (RRF), sẽ được sử dụng để tài trợ cho các dự án đang triển khai và đầu tư vào các cơ sở hạ tầng quan trọng trong năm 2021.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN