Vì sao dơi vẫn sống sót dù bản thân là một ổ virus?

Hoạt động bay có thể làm tăng sự trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể dơi - khiến nhiệt độ tương tự như sốt ở người và các động vật có vú khác. Các nhà khoa học tin rằng, xét trên quy mô tiến hóa, điều này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của loài vật, giúp nó vượt qua mọi chủng virus.

Chú thích ảnh
Xuất hiên đoạn video ăn súp dơi nghi lây nhiễm virus Corona trên các trang mạng trực tuyến. Ảnh: Alamy Stock Photo

Dẫn nghiên cứu của một số chuyên gia nghiên cứu dịch bệnh truyền nhiễm, kênh CNN đưa tin một trong những thủ phạm khiến virus Corona lây lan sang người có thể chính là loài dơi.

“Khi nhìn vào trình tự gen của loại virus này, và so sánh với các loại virus Corona từng biết trước đây, họ hàng gần với virus đó nhất xuất phát từ loài dơi”, Tiến sĩ Peter Daszak – Chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận về sức khỏe và môi trường EcoHealth Alliance – giải thích.

Giáo sư Guizhen Wu thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc cho biết dựa theo báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa Lancet ngày 29/1 vừa qua, các dữ liệu cho thấy có sự đồng nhất giữa virus Corona ở người và virus ở trong loài dơi.

Từ lâu dơi luôn bị coi là một nhân vật phản diện siêu sinh học. Loại động vật có vú biết bay này là một “bể chứa” loạt virus chết người như Marburg, Nipah và Hendra – những chủng virus từng gây ra các bệnh và đại dịch ở Uganda, Malaysia, Bangladesh và Australia. Dơi cũng bị coi là vật chủ tự nhiên của virus Ebola, virus gây bệnh dại, SARS và MERS, trong đó SARS và MERS là hai chủng virus Corona tương tự mẫu virus xuất hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc).

“Phát hiện về loại virus Corona mới có liên quan đến loài dơi không khiến các nhà nghiên cứu virus cảm thấy quá ngạc nhiên. Dơi luôn được coi là một bể chứa virus chính gây ra sự xuất hiện và tái xuất của nhiều loài virus chết người’, Tiến sĩ  Stathis Giotis – một chuyên gia nghiên cứu virus tại Khoa Dịch bệnh truyền nhiễm thuộc Cao đẳng Hoàng gia London – nhận định.

Vậy tại sao loài dơi vẫn có thể sống sót mặc dù bản thân mang quá nhiều loại virus gây chết người đến vậy?

Dơi thuộc nhóm động vật đa chủng loại, với hơn 1.300 loài, chỉ đứng sau loài gặm nhấm trong lớp động vật có vú. Chúng thích nghi với điều kiện sống tại mọi châu lục trừ Nam Cực. So với động vật trên cạn, chúng có tuổi thọ cao hơn. Sinh sống trong hang đồng nghĩa với việc loài dơi có khả năng tiếp xúc với nhiều loại virus hơn và dễ dàng lan truyền lẫn nhau. Trong khi mang trong mình nhiều loại virus chết người, dơi dường như vẫn dễ dàng vượt qua, ngoại trừ virus gây bệnh dại.

Một lời giải thích hợp lý cho sức đề kháng “tuyệt vời” của loài dơi là khả năng bay. Hoạt động bay có thể làm tăng sự trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể của dơi. Các nhà khoa học tin rằng, xét trên quy mô tiến hóa, điều này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của loài vật, giúp nó vượt qua mọi loại chủng virus.

Theo Tiến sĩ Giotis, "các nhà khoa học đưa ra giả thuyết, hệ thống miễn dịch của dơi qua nhiều thế kỷ đã tiến hóa nhờ vào khả năng bay của chúng. Các thành phần miễn dịch chống virus chủ chốt được lưu trữ trong cơ thể dơi, nhưng một số gen kích hoạt cơ chế chống viêm hoặc kháng virus đặc thù có thể biến đổi”.

Trong một bài báo năm 2017, các nhà khoa học đã chỉ ra dơi chứa nhiều virus nguy hiểm hơn các loài khác. Một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu 188 loại virus gây bệnh và phát hiện dơi là vật chủ có tỷ lệ "cao hơn đáng kể" so với các loài động vật có vú khác.

Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Thái Lan ghi nhận trường hợp lây nhiễm virus Corona từ người sang người đầu tiên
Thái Lan ghi nhận trường hợp lây nhiễm virus Corona từ người sang người đầu tiên

Giới chức Y tế Thái Lan ngày 31/1 cho biết nước này đã ghi nhận trường hợp lây nhiễm virus Corona chủng mới đầu tiên từ người sang người tại nước này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN