Về khả năng Quốc hội Mỹ bác bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran

Thượng nghị sĩ duy nhất từ Đảng Cộng hòa Mỹ mà chính quyền Tổng thống Barack Obama hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội về thỏa thuận hạt nhân Iran đã quyết định bỏ phiếu chống lại thỏa thuận này.


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (ảnh) bày tỏ tin tưởng Chính phủ Mỹ sẽ giành được sự ủng hộ của Quốc hội đối với thỏa thuận hạt nhân Iran.


Ngày 15/8, Thượng nghị sĩ Jeff Flake, đại diện bang Arizona tại Thượng viện Mỹ, tuyên bố phản đối thỏa thuận hạt nhân mà Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ và Đức) đạt được tháng trước với nước Cộng hòa Hồi giáo.

Những người phản đối trong Đảng Cộng hòa cho rằng việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Iran và chấm dứt phong tỏa những tài sản của nước này tại các ngân hàng Phương Tây, vốn được dự kiến trong thỏa thuận, sẽ cho phép Tehran nhận hàng tỷ USD và một phần trong số đó sẽ được dùng để hậu thuẫn các nhóm cực đoan ở Trung Đông. Hiện tất cả các đảng viên Cộng hòa chiếm đa số ghế tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ dự định sẽ bỏ phiếu chống lại thỏa thuận với Iran.
 


Nhiều khả năng, Quốc hội Mỹ sẽ thông qua nghị quyết bác bỏ thỏa thuận với nước Cộng hòa Hồi giáo, song Tổng thống sẽ phủ quyết. Để tránh bị phủ quyết, bản nghị quyết cần nhận được đa số 2/3 số phiếu ủng hộ. Tuy nhiên, các đảng viên Cộng hòa khó có khả năng thực hiện được điều này.

Hôm 20/7, Quốc hội Mỹ đã bắt đầu quá trình kéo dài 60 ngày để xem xét và thông qua thỏa thuận trên.

TN (theo Sputnik)
Thỏa thuận hạt nhân Iran cân bằng lợi ích của các bên
Thỏa thuận hạt nhân Iran cân bằng lợi ích của các bên

Thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) cân bằng lợi ích của tất cả các bên tham gia đàm phán.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN