Ukraine muốn hỗ trợ EU về điện trong khủng hoảng năng lượng

Tổng thống Volodomyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẽ tăng cường xuất khẩu điện sang Liên minh châu Âu khi Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt.

Chú thích ảnh
Tổng thống Ukraine Zelensky. Ảnh: DW

Theo báo Tagesspiegel.de (Đức) ngày 27/7, trước cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đề nghị hỗ trợ điện cho EU.

"Chúng tôi đang chuẩn bị để tăng xuất khẩu điện của Ukraine cho người tiêu dùng ở Liên minh châu Âu. Việc xuất khẩu không chỉ cho phép Ukraine thu được ngoại hối mà còn giúp các đối tác của chúng tôi có thể chịu được áp lực năng lượng của Nga", ông Zelensky nói.

Theo ông Zelensky, Ukraine muốn "dần dần trở thành một trong những nước bảo đảm an ninh năng lượng của châu Âu nhờ sản xuất điện ở trong nước" khi Nga thu hẹp dòng chảy khí đốt qua đường ống Nord Stream 1.

Khí đốt cũng được sử dụng để tạo ra điện. Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã giảm giao hàng qua đường ống Nord Stream 1 ở Biển Baltic một lần nữa hôm 27/7 vì lý do các vấn đề kỹ thuật - lần này là 20% khối lượng tối đa.

Như ông Zelensky giải thích, một phần lớn năng lượng của nước này là không sử dụng vì hoạt động sản xuất đã bị đình trệ do xung đột. Tuy nhiên, quân đội Nga gần đây đã kiểm soát nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở Enerhodar, một nhà máy thủy điện trên sông Dnipro và ít nhất hai nhà máy nhiệt điện than ở Ukraine.

Trước khi xung đột nổ ra, Ukraine đã đáp ứng được 50% nhu cầu từ năng lượng hạt nhân. Nước này cũng phụ thuộc vào nhập khẩu điện từ Nga và Belarus.

Công Thuận/Báo Tin tức
Cố vấn Ukraine: Nga tái điều quân ở Ukraine, chuyển chiến thuật từ tấn công sang phòng thủ
Cố vấn Ukraine: Nga tái điều quân ở Ukraine, chuyển chiến thuật từ tấn công sang phòng thủ

Một cố vấn của Tổng thống Ukraine thông báo các lực lượng Nga đã giành được nhà máy điện lớn thứ hai của Ukraine ở Donetsk và đang tái điều quân đến ba khu vực phía Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN