Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định phải cân nhắc các vấn đề an ninh lương thực và năng lượng trong quá trình thực hiện những nỗ lực này.
Cụ thể, trong hướng dẫn mới, Chính phủ Trung Quốc tái khẳng định các cam kết gồm vào năm 2030 sẽ đưa mức phát thải lê đỉnh điểm, ổn định và giảm dần. Đến năm 2060 sẽ đạt mục tiêu trung hòa khí thải carbon và hoàn tất thiết lập nền kinh tế xanh, carbon thấp và tuần hoàn.
Theo hướng này, Trung Quốc sẽ dần tăng thị phần tiêu thụ năng lượng từ các nguồn tài nguyên không phải hóa thạch lên khoảng 20% vào năm 2025, lên khoảng 25% vào năm 2030 và hơn 80% vào năm 2060. Cùng với đó, vào năm 2025, Trung Quốc sẽ giảm lượng khí thải CO2 trên một đơn vị GDP khoảng 18% so với năm 2020 và vào năm 2030, sẽ giảm hơn 65% so với năm 2005.
Hướng dẫn được đưa ra trong bối cảnh thời gian qua Trung Quốc đương đầu với tình trạng thiếu hụt năng lượng, đe dọa phủ bóng đen lên các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tình trạng này cũng xảy ra vào đúng lúc các quốc gia đang chuẩn bị tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26), hội nghị khí hậu quan trọng.
Nội dung hướng dẫn được đăng trên Tân Hoa xã có đoạn nêu rõ Trung Quốc nên "quản lý mối liên hệ giữa giảm ô nhiễm và giảm carbon và an ninh năng lượng, an ninh chuỗi cung ứng công nghiệp, an ninh lương thực và cuộc sống của người dân". Hướng dẫn cũng kêu gọi phản ứng hiệu quả với những nguy cơ nảy sinh trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và ít phát thải carbon để tránh phản ứng thái quá và đảm bảo quá trình giảm khí thải carbon diễn ra một cách an toàn.
Các nhà hoạt động vì khí hậu kỳ vọng Trung Quốc, nước phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới, sẽ bắt đầu giảm tiêu thụ than đá sớm hơn mục tiêu hiện nay là vào năm 2026. Tuy nhiên, tình trạng thiếu năng lượng trầm trọng trong thời gian qua đã khiến chính phủ nước này thêm áp lực trong việc quyết định khẩn cấp đẩy mạnh sản xuất than đá để đáp ứng nhu cầu năng lượng.