Trung Quốc đối mặt khó khăn chưa từng thấy trong thương mại năm 2022

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ phải đối mặt với khó khăn chưa từng có trong thương mại năm 2022, do không còn các điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu như năm 2021.

Chú thích ảnh
Xe chở hàng hóa ra vào cảng Ningbo-Zhoushan, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Phát biểu tại buổi họp báo ngày 30/12, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Ren Hongbin cho biết tăng trưởng xuất khẩu của quốc gia này có thể chậm lại do các công ty trong nước phải cạnh tranh với sự phục hồi năng lực sản xuất của quốc gia khác, cũng như tình trạng lạm phát đẩy giá trị xuất khẩu suy giảm dần. Tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng trong năm 2021 cũng đặt ra áp lực để đạt được thành tích cao hơn vào năm 2022. 

Theo ông Ren, Trung Quốc sẽ nâng cao nhận thức và khả năng quản trị rủi ro ngoại hối của các công ty thương mại. Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ tăng cường nỗ lực để giảm bớt áp lực từ các vấn đề về hậu cần và chuỗi cung ứng quốc tế, đồng thời cam kết tích cực đảm bảo nguồn cung hàng hóa.

Ông Ren nói: “Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để giữ cho hoạt động ngoại thương trong phạm vi hợp lý”. Các biện pháp xuyên chu kỳ này nhằm giúp ổn định thương mại vào đầu năm 2022. Ông Ren kỳ vọng nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sẽ tăng hơn 20% trong năm nay, đạt giá trị 6 nghìn tỷ USD.

Bình luận của ông Ren lặp lại những lo ngại được Bộ trưởng Thương mại Wang Wentao đưa ra trước đó, khi cho rằng Trung Quốc khó giữ được đà tăng trưởng thương mại ổn định trong năm tới.

Xuất khẩu của Trung Quốc duy trì ổn định trong cả năm 2021, hỗ trợ tích cực cho nền kinh tế đang bị đè nặng bởi các quy định ngày càng siết chặt và các đợt bùng phát COVID-19 lặp đi lặp lại. Vận chuyển hàng ra nước ngoài đã tăng ở mức hai con số mỗi tháng trong năm 2021 (ngoại trừ vào tháng 2), tương đương mức tăng 155% so với năm trước đó.

Tuy nhiên, triển vọng thương mại năm 2022 ít lạc quan hơn hơn, vì nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa Trung Quốc có thể sẽ suy yếu nếu phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại. Các nhà xuất khẩu Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với giá nguyên liệu thô cũng như chi phí nhân công và vận chuyển hàng hóa tăng cao.

Xuân Chi/Báo Tin tức
‘Người được, kẻ mất’ khi Trung Quốc dịch chuyển kinh tế trong năm 2022
‘Người được, kẻ mất’ khi Trung Quốc dịch chuyển kinh tế trong năm 2022

Các nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nguyên liệu thô sang Trung Quốc cũng như số mong đợi nguồn đầu tư từ Trung Quốc có thể gặp phải khó khăn lớn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN