Trận chiến với COVID-19 gây tổn thất lớn cho lực lượng bác sĩ tại Peru

Những bức ảnh đen trắng của hàng chục người đàn ông và phụ nữ, một số người chỉ khoảng 30 tuổi và có cả những người lớn tuổi hơn, được đặt ngay ngắn trong rìa ngoài của một tòa nhà tại Trường Cao đẳng Y tế Peru.

Chú thích ảnh
Người thân của bác sĩ Jorge Luis Casana, 62 tuổi, đã tử vong vì COVID-19 đến thăm khu tưởng niệm các bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y tế Peru tại thủ đô Lima hôm 19/1. Ảnh: AP 

Đây là đài tưởng niệm tạm thời dành cho “những người lính” đã ngã xuống trong đại dịch - những y bác sĩ đã tử vong trong trận chiến với dịch COVID-19 tại Peru. Hàng này, đều có một nhân viên vệ sinh đeo khẩu trang đến lau dọn và đặt hoa trước bức ảnh của những người đã khuất.

“Đất nước chúng tôi, cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, chưa hề chuẩn bị cho đại dịch này. Peru đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong các nhóm dân số, những y bác sĩ tuyến đầu là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Chúng tôi đã mất mát rất lớn”, Tiến sĩ Gerardo Campos, phát ngôn viên của trường Cao đẳng Y tế Peru, nói.  

Theo hãng thông tấn AP, trên 260 bác sĩ đã tử vong vì dịch COVID-19 tại Peru. Các đồng nghiệp của họ đổ lỗi cho nước này không trang bị đủ thiết bị bảo vệ cá nhân thích hợp và phản ứng chậm chạp của chính phủ. Chỉ riêng trong tháng 1, đại dịch đã khiến ít nhất 10 bác sĩ tử vong, 5 người trong số họ làm việc tại thủ đô Lima.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 bên trong phòng ICU tại Bệnh viện Alberto Sabogal ở Callao, Peru. Ảnh: AP

Peru là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất khu vực trong năm 2020. Hiện, quốc gia Nam Mỹ này cũng đang chứng kiến sự bùng phát mạnh mẽ của các ca nhiễm virus SARS-CoV-2.  Đất nước 32,5 triệu dân này đã ghi nhận trên 1,1 triệu trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2  và trên 40.100 trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.

Quá tải bệnh nhân, ca làm việc kéo dài, thiếu vật tư y tế, bao gồm cả ôxy và các thiết bị bảo hộ tại nhiều bệnh viện trên toàn quốc đã ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của các bác sĩ. Các chuyên gia cảnh báo rằng Peru có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về y bác sĩ nếu chính phủ không có những bước đi phù hợp.

Chú thích ảnh
Người dân nằm ngủ trên bãi cỏ chờ cửa hàng nạp oxy mở cửa tại Callao, Peru ngày 25/1. Ảnh: AP 

“Một bác sĩ khỏe mạnh có thể chữa bệnh cho rất nhiều người dân của chúng ta. Tôi tin rằng những người có đầy giá trị - như nhà dịch tễ học, chuyên gia về nhiễm trùng, chuyên gia về chăm sóc đặc biệt, chuyên gia về y tế cấp cứu - có thể làm việc vì lợi ích của người dân nói chung”,  ông Campos nói.

Tuần trước, một nhóm bác sĩ Peru đã tuyệt thực biểu tình để đòi đầu tư thêm vào ngành y tế và phản đối cách xử lý đại dịch COVID-19 của chính phủ. Họ khiếu nại về mức lương ít ỏi, phúc lợi kém và nhiều điều kiện làm việc khác.

Chú thích ảnh
Một bác sĩ nằm trên đường trong khi tay bị thương trong một cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở Bộ Y tế tại Lima, Peru, ngày 13/1. Ảnh: AP

Theo Tổ chức Y tế liên châu Mỹ, trên khắp châu Mỹ Latinh, đã có trên 1 triệu nhân viên chăm sóc sức khỏe mắc COVID-19. Ít nhất 4.000 người, hầu hết là phụ nữ, đã tử vong.

“Họ đã làm việc chăm chỉ hơntrong những hoàn cảnh khắc nghiệt hơn bao giờ hết. Nhiều người đã bất chấp mạng sống của mình và gia đình để chăm sóc những người bị bệnh. Những nỗ lực của họ đã cứu sống được nhiều bệnh nhân”, Carissa Etienne, Giám đốc của tổ chức, nói.

Chú thích ảnh
Nhân viên nhà tang lễ khiêng quan tài của ông Pedro Miguel Infante Vilchez, 80 tuổi, người đã chết vì COVID-19, đến nghĩa trang Martires 19 de Julio ở Comas, ngoại ô Lima, Peru, ngày 21/1. Ảnh AP

Tiến sĩ Teodoro Quiñones, một trong số những người đã tuyệt thực và là tổng thư ký của công đoàn đại diện cho các bác sĩ làm việc tại các bệnh viện công của Peru, cho biết ông vô cũng phẫn nộ khi chứng kiến các bác sĩ và y tá chết mỗi ngày. Điều này thực sự khiến ông lo ngại về cách xử lý đại dịch của chính phủ.

Trên 120 y tá đã chết vì đại dịch COVID-19 ở Peru. Trong khi đó Không rõ có bao nhiêu nha sĩ và nhân viên y tế khác đã chết vì tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

Chú thích ảnh
Các y tá chăm sóc bệnh nhân tại lối vào Bệnh viện Alberto Sabogal ở Callao, Peru. Ảnh AP 

Họ cũng không tin rằng Peru có thể triển khai chiến dịch tiêm chủng thành công khi các quan chức đã không thể giải quyết vấn đề cung cấp oxy tại các bệnh viện suốt 10 tháng qua.

Các chuyên gia cho biết làn sóng ca dịch bệnh thứ hai tại Peru càng bùng phát mạnh mẽ do các cuộc biểu tình lớn diễn ra hồi tháng 11/2020 và các cuộc tụ tập đông người trong kỳ nghỉ lễ. Sự gia tăng các ca nhiễm đã thúc đẩy các quan chức ban hành các biện pháp phong tỏa mới sẽ có hiệu lực vào 31/1.

Bác sĩ Yesenia Ramos làm việc tại một bệnh viện ở một vùng quê hẻo lánh, sâu trong rừng rậm của Peru, nơi chỉ có thể đến bằng máy bay, cho biết bệnh viện của cô đã mất 23 bác sĩ, hầu hết là các chuyên gia.

“Thật không công bằng. Chúng ta có quyền được sống. Chúng ta có quyền chăm sóc tốt cho những bệnh nhân. Đó cũng là những quyền lợi mà chúng ta nên được hưởng”, ông Ramos nói.

Hải Vân
Giữa làn sóng COVID-19 thứ hai, các bác sĩ Peru tuyệt thực biểu tình
Giữa làn sóng COVID-19 thứ hai, các bác sĩ Peru tuyệt thực biểu tình

Một nhóm bác sĩ Peru đã tuyệt thực biểu tình để đòi đầu tư thêm vào ngành y tế và phản đối cách xử lý đại dịch COVID-19 của chính phủ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN