Tòa án Tối cao Pakistan yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Imran Khan

Ngày 7/4, Tòa án Tối cao Pakistan đã ra phán quyết rằng Quốc hội nước này đã bị giải tán bất hợp pháp, đồng thời yêu cầu Quốc hội triệu tập để tổ chức cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm mà nhiều khả năng sẽ khiến đương kim Thủ tướng Imran Khan phải rời khỏi chức vụ. 

Chú thích ảnh
Thủ tướng Pakistan Imran Khan phát biểu tại Islamabad ngày 22/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Trước đó, ông Imran Khan đã đề xuất Tổng thống Arif Alvi giải tán Quốc hội sau khi Phó Chủ tịch Quốc hội Qasim Suri từ chối tổ chức cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Imran Khan hôm 3/4. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao cho rằng hành động này là bất hợp pháp.

Phán quyết của Tòa án nhấn mạnh tất cả các hành động này không có hiệu lực pháp lý và bị hủy bỏ. 

Trong lịch sử Pakistan, chưa có Thủ tướng nào tại vị được hết nhiệm kỳ. Thủ tướng Khan hiện đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ khi nắm quyền hồi năm 2018, khi các bên đối lập chỉ trích ông không quản lý tốt nền kinh tế, cũng như phá vỡ chính sách đối ngoại của nước này. Tuần trước, đảng Pakistan Tehreek-i-Insaf (Phong trào vì công lý – PTI) của ông đã mất thế đa số trong Quốc hội gồm 342 ghế khi một đối tác trong liên minh cho biết 7 nghị sĩ sẽ bỏ phiếu ủng hộ phe đối lập. Trong khi đó, hàng chục nghị sĩ PTI cũng ám chỉ họ sẽ có hành động tương tự. 

Minh Châu (TTXVN)
Biến động chính trị tại Pakistan có ý nghĩa thế nào với thế giới
Biến động chính trị tại Pakistan có ý nghĩa thế nào với thế giới

Việc quốc hội Pakistan bác bỏ cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với Thủ tướng Imran Khan và Tổng thống Arif Alvi tuyên bố giải tán Quốc hội, chuẩn bị cho một cuộc bầu cử mới đã làm hằn sâu khủng hoảng chính trị tại quốc gia 200 triệu dân này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN