Phóng viên TTXVN tại Geneva dẫn thông báo ngày 20/3 của Metalor cho biết công trình này nằm trong một dự án nghiên cứu kéo dài 26 tháng. Các chuyên gia lấy mẫu vàng từ một mỏ hoặc nhà cung cấp để tạo ra một bản thiết kế hóa học và vật lý phức tạp cho vật liệu nhằm có thể kiểm tra các lô hàng tiếp theo. Nếu một lô hàng chứa vàng từ một nguồn khác, điều này sẽ hiển thị trên bản thiết kế của nó, mà Metalor gọi là “hộ chiếu địa rừng”, sẽ không khớp với bản thiết kế trong cơ sở dữ liệu của nhà tuyển chọn.
Nhà điều hành Jonathan Jodry của Metalor cho rằng có thể có phân tích tương tự về vàng nhưng quá khó sử dụng để áp dụng cho mọi chuyến hàng. Nhiều nhà máy tinh chế dành nhiều thời gian và nguồn lực để đảm bảo rằng họ biết nguồn gốc của vàng mà họ nhận được, nhưng chủ yếu là bằng cách theo dõi các lô hàng hơn là phân tích chúng. Do vậy, "hộ chiếu địa rừng" là một bước tiến lớn trong việc truy xuất nguồn gốc của vàng đã khai thác và bất kỳ cơ sở tinh chế vàng nào cũng có thể sử dụng kỹ thuật này.
Phương pháp này có thể giúp kiểm soát nguồn cung vàng từ mỏ chuyển đến nơi tinh luyện, hạn chế hành vi gian lận, tuồn vàng bất hợp pháp vào hệ thống hợp pháp. Vấn nạn này tràn lan ở những nơi như Nam Mỹ và châu Phi - được coi là "thiên đường"của hoạt động khai thác vàng quy mô nhỏ bất hợp pháp và bị các nhóm tội phạm thao túng.
Tổ chức phi chính phủ Swissaid đang điều tra chuỗi cung ứng của các nhà máy tinh chế Thụy Sỹ đã hoan nghênh phương pháp mới là bước đi đúng hướng. Tuy nhiên, nó không giải quyết được vấn đề truy xuất nguồn gốc của vàng tái chế hoặc vàng được giữ trong các ngân hàng. Ông Marc Ummel thuộc Swissaid cho biết chỉ khoảng 32% tổng số vàng mà 5 nhà máy tinh chế Thụy Sỹ nhập khẩu trong năm 2018 đến trực tiếp từ các mỏ.
Metalor là bộ phận của Tập đoàn kim loại quý Tanka với doanh thu được báo cáo vào năm ngoái đạt hơn 300 triệu CHF (tương đương 324 triệu USD). Metalor sử dụng 1.500 nhân viên trên khắp thế giới, bao gồm cả các nhà máy ở Mỹ.