Thuế quan của Mỹ: Khuyến nghị các nước đang phát triển đa dạng hóa quan hệ thương mại

Bà Pamela Coke-Hamilton, Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) của Liên hợp quốc, ước tính cơ chế thuế quan mới của Mỹ có thể làm giảm 3% tổng giá trị thương mại toàn cầu và chuyển đáng kể dòng xuất khẩu từ các thị trường truyền thống như Mỹ và Trung Quốc sang các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Ấn Độ và Brazil.

Chú thích ảnh
Quang cảnh cảng hàng hóa Long Beach ở California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, trả lời phỏng vấn hãng thông tấn PTI của Ấn Độ, bà Coke-Hamilton cảnh báo các mức thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, kéo theo các phản ứng của Trung Quốc, có nguy cơ gây ra tình trạng gián đoạn lâu dài đối với thương mại quốc tế và tiến trình hội nhập kinh tế.

Cuộc chiến thuế quan hiện nay đang dẫn tới xu hướng tái định hướng của các chuỗi cung ứng, đặc biệt là đối với những quốc gia đang phát triển. Ngành may mặc của Bangladesh là một ví dụ điển hình khi quốc gia Nam Á này là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, Bangladesh sẽ bị Mỹ áp mức thuế đối ứng 37% và có thể khiến kim ngạch xuất khẩu hằng năm của nước này sang Mỹ sụt giảm 3,3 tỷ USD vào năm 2029.

Giám đốc điều hành ITC khuyến cáo các quốc gia đang phát triển ưu tiên đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hội nhập khu vực để đối phó với những cú sốc như vậy. Bà nhấn mạnh các nước đang phát triển không chỉ có cơ hội vượt qua giai đoạn bất ổn mà còn có thể chủ động chuẩn bị cho tương lai dài hạn.

Ngọc Thúy (TTXVN)
Chiến lược của EU đối phó với chính sách thuế quan của Tổng thống Trump
Chiến lược của EU đối phó với chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Không phản ứng nóng vội với chính sách thuế quan mới của Tổng thống Trump, Liên minh châu Âu (EU) được cho là tung chiến lược trả đũa tinh tế và có tính toán. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN