Thủ tướng Nhật nói gì về an ninh biển ở châu Á?

Vừa qua, trang tin Project-Syndicate  đã cho đăng tải bài viết của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, với tiêu đề “ Bảo đảm thực thi pháp luật trên biển”. Dưới đây là toàn bộ nội dung:

Nhật Bản, hơn bao giờ hết, đang có vị thế tốt để đóng góp vai trò lớn hơn và chủ động hơn trong bảo đảm hòa bình ở châu Á và trên thế giới. Chúng ta đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành, rõ ràng của các quốc gia đồng minh, bạn bè, trong đó có tất cả các thành viên trong khối ASEAN, Mỹ, Australia, Ấn Độ, Anh… Tất cả đều biết rằng, Nhật Bản ủng hộ tuân thủ luật pháp – đối với châu Á và cho mọi dân tộc.

Chúng ta không đơn độc. Tại hầu hết các nước ở châu Á - Thái Bình Dương, tăng trưởng kinh tế đã tạo ra những biến chuyển quan trọng. Dù cấp độ thay đổi có khác nhau, nhưng ý tưởng pháp trị luôn là gốc rễ. Và điều đó có nghĩa là, các nhà lãnh đạo chính trị khu vực phải đảm bảo tôn trọng luật pháp quốc tế.

Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu tại Đối thoại Shangri-la 13 vừa qua. Ảnh: AP


Hơn bất kì một một lĩnh vực nào, sự cấp thiết này đặc biệt hiện rõ ở luật biển quốc tế. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đạt được sự tăng trưởng lớn chỉ sau một thế hệ. Nhưng đáng tiếc, một phần lớn của thành quả này lại được đưa vào việc tăng cường sức mạnh quân sự, điều cũng không thực sự hợp lý. Nguồn cơn bất ổn không chỉ là đe dọa của vũ khí hủy diệt hàng loạt, mà còn là nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng lãnh thổ bằng vũ lực và áp bức. Những nỗ lực này phần lớn diễn ra trên hướng biển.

Gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama và tôi đã cùng tái khẳng định quan hệ liên minh giữa hai nước là nền tảng cho hòa bình và ổng định khu vực. Không những vậy, Mỹ và Nhật Bản còn tăng cường hợp tác theo mô hình 3 bên, với các đối tác theo đuổi thúc đẩy hòa bình toàn cầu và thịnh vượng kinh tế. Thủ tướng Australia Tony Abbott và tôi cũng đã đồng ý những gì cần phải thực hiện.

Lịch sử luật biển quốc tế rất dài, khởi nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại. Dưới đế chế La Mã, biển cả là của chung, nghiêm cấm việc chiếm hữu riêng. Khởi đầu kỉ nguyên Khai phá, nhiều người đã vượt biển vì vô số những lý do khác nhau và trao đổi thương mại đường biển đã kết nối các khu vực trên thế giới. Tự do ở những vùng biển tấp nập đã trở thành nguyên tắc nền tảng cho thịnh vượng của loài người.

Không một nước hay một nhóm nước nào tạo ra luật hàng hảng quốc tế tồn tại như hiện nay. Nó là sản phẩm của trí tuệ tinh chung của loại người, tiến triển trong nhiều năm vì thịnh vượng của tất cả. Ngày nay, nhiều nguồn lợi phụ thuộc vào những vùng biển tự do – từ Thái Bình Dương cho tới Ấn Độ Dương.

Nhưng điều đó thực sự có nghĩa gì? Nếu chúng ta chắt lọc tinh thần đã được thổi vào luật pháp quốc tế trải qua nhiều thời kì và tổng kết hóa nó thành 3 nguyên tắc, thì việc tuân thủ pháp luật trên biển sẽ trở thành mối quan tâm chung. Thứ nhất, mọi quốc gia phải đưa ra và làm rõ tuyên bố chủ quyền dựa trên luật pháp quốc tế. Thứ hai, không một nước nào được sử dụng vũ lực hay áp bức trong tiến trình hiện thực hóa tuyên bố. Cuối cùng, mọi tranh chấp cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình. Đó là 3 nguyên tắc cơ bản, cần phải được nhấn mạnh và tuân thủ triệt để.

Xem xét trường hợp của Indonesia và Philippines  - đó  những nước mà lãnh đạo của họ đã đạt được một thỏa thuận hòa bình về phân định vùng chồng lấn đặc quyền kinh tế. Tương tự vậy, chính phủ chúng tôi tuyệt đối ủng hộ lời kêu gọi của Philippines giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông phù hợp với 3 nguyên tắc của luật biển quốc tế, cũng như việc chúng tôi ủng hỗ nỗ lực của Việt Nam giải quyết các tuyên bố chủ quyền tranh chấp thông qua đối thoại.

Thay vì cố gắng thúc đẩy thay đổi thực trạng thông qua hành động “sự đã rồi”, các chính phủ khu vực cần đưa ra những cam kết vững chắc quay trở lại tinh thần của các điều khoản trong Tuyên bố của các bên về cách ứng xử ở Biển Đông (2002), mà các bên liên quan đã đồng ý với nhau. Tôi rất hy vọng là các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ thiết lập được một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Trung Quốc và Nhật Bản từng đạt được một thỏa thuận, do tôi và Thủ tướng Ôn Gia Bảo ký kết hồi năm 2007 – thời điểm tôi làm thủ tướng nhiệm kì đầu. Chúng tôi đã cam kết tạo lập cơ chế trao đổi thông tin về hàng hải, hàng không nhằm tránh những vụ việc đáng tiếc giữa hai bên, xuất phát từ việc kích động căng thẳng và toan tính sai lầm. Đáng tiếc, cam kết này đã không được chuyển thành cơ chế vận hành trong thực tế.

Chúng tôi không hào hứng với các vụ đối đầu máy bay, tàu thuyền trên không và trên biển. Điều mà Trung Quốc và Nhật Bản phải trao đổi là ngôn từ. Liệu chúng ta có gặp được nhau tại bàn đàm phán, trao nụ cưới, cái bắt tay và rồi ngồi xuống cùng nói chuyện.

Tôi tin tưởng rằng việc tuân thủ thỏa thuận năm 2007 sẽ thúc đẩy sự nghiệp hòa bình và ổn định tại khu vực. Nhưng tôi cũng biết được: Việc bảo đảm an ninh dài hạn sẽ cần nhiều hơn những thỏa thuận như thế, mà mỗi thỏa thuận đếu dựa trên nền tảng tự do và thịnh vượng cho cả châu lục.


Hoài Thanh (Projec-Syndicate)

Australia phản đối mọi hành động đơn phương ở Biển Đông
Australia phản đối mọi hành động đơn phương ở Biển Đông

Thủ tướng Tony Abbott nói rằng, Australia tuyệt đối không muốn thấy các hành động đơn phương ở Biển Đông và Hoa Đông; không cho phép thay đổi nguyên trạng tại khu vực - một bình luận rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc sau khi Bắc Kinh đưa ra các tuyên bố chủ quyền gần đây.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN