Thời đại mới của Nhật Bản lấy niên hiệu 'Reiwa' mang hàm ý thái bình và hòa hợp

Chính phủ Nhật Bản thông báo thời đại mới của nước này dưới thời Nhật hoàng Naruhito sẽ có niên hiệu là Reiwa.

 

Chú thích ảnh
Nhật hoàng Akihito (phải) và Hoàng Thái tử Naruhito. Ảnh: Stuff

Niên hiệu mới sẽ chính thức được dùng khi Hoàng thái tử Naruhito đăng cơ kế thừa ngai vàng của Nhật hoàng Akihito vào ngày 1/5 tới.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết niên hiệu Reiwa được lấy từ văn học cổ điển Nhật Bản. Trong tiếng Nhật, chữ "Reiwa" (Lệnh Hòa) có nghĩa là "thuận thiên, thái bình và hòa hợp".

Ông Yoshihide Suga cho biết thêm Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng tổ chức họp báo và giải thích với người dân vì sao niên hiệu mới của vương triều Nhật Bản được đặt tên là Reiwa.

Thời đại Heisei hiện nay tại bắt đầu từ năm 1989 khi Thái tử Akihito đăng quang thay thế Nhật hoàng Hirohito, người cầm quyền trong suốt Thời đại Showa và ngày nay còn nổi tiếng với tên gọi Hoàng đế Showa.

Theo kế hoạch, vào ngày 30/4 tới, Nhật hoàng Akihito sẽ trở thành người đứng đầu Hoàng gia Nhật Bản đầu tiên trong vòng 200 năm qua chính thức thoái vị, nhường ngôi cho con trai là Hoàng Thái tử Naruhito. Hoàng Thái tử Naruhito sẽ trở thành Nhật hoàng thứ 126 trong lịch sử.

Niên hiệu đầu tiên của Nhật hoàng là Taika, bắt đầu từ năm 645. Các niên hiệu trong thời hiện đại gồm Meiji (1868-1912), Taisho (1912-1926) và Showa (1926-1989). Niên hiệu của thời kỳ hiện nay là Heisei, có nghĩa là "đạt được hòa bình", bắt đầu từ ngày 8/1/1989, một ngày sau khi Nhật Hoàng Hirohito băng hà.

Theo kế hoạch, lễ thoái vị của Nhật Hoàng Akihito bắt đầu từ 17h00 ngày 30/4 theo giờ địa phương. Khoảng 300 khách mời đại diện từ 195 quốc gia sẽ tham dự sự kiện. Sau lễ đăng quang, tân Nhật hoàng sẽ gặp gỡ đại diện của người dân lần đầu tiên.

Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Ni sư người Việt lặng thầm cầu siêu cho 140 đồng hương trên đất Nhật
Ni sư người Việt lặng thầm cầu siêu cho 140 đồng hương trên đất Nhật

Một bàn thờ để kín hơn trăm bài vị bằng gỗ lớn nhỏ khắc tên người Việt Nam được lập giữa một ngôi chùa đạo Phật tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản). Đây được coi là nơi an nghỉ của những người con đất Việt đến Nhật Bản làm việc và học tập, song không may qua đời tại đây.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN