Thỏa thuận giảm sản lượng dầu mỏ mang về cho Nga hàng nghìn tỷ ruble

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak mới công bố khoản thu nhập bổ sung mà ngân sách Nga thu được từ thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ đã được các nước ký kết hồi năm ngoái.

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak. Ảnh: AFP/TXVN

Khoản thu nhập này vào khoảng 700-1.000 tỷ ruble. Nếu giá “vàng đen” hiện nay vẫn tiếp tục được duy trì hoặc ít nhất không rơi xuống dưới 50 USD/thùng, thì Nga có thể kỳ vọng vào khoản tiền nhiều như thế trong năm 2018.

Cho đến nay, không có bất cứ quốc gia thành viên thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) hay các nước khai thác dầu mỏ ngoài OPEC tham gia hiệp định cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ đã ký kết năm 2016 công bố tổng số tiền mà nền kinh tế của họ thu được nhờ thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ. Điều này là do các thành viên OPEC cũng như các nước khai thác dầu mỏ bên ngoài OPEC thường sản xuất vượt quá nhiều so với số liệu công bố chính thức và tạo ra sự dư thừa nguồn cung trên thị trường. Theo ông Novak, vào tháng 9/2017, Moskva đã giảm khai thác “vàng đen” gần 350.000 thùng dầu và vượt mức cam kết cắt giảm của mình trong thỏa thuận cắt giảm.

Người đứng đầu Bộ Năng lượng Nga cho biết nếu lấy mức giá trung bình của dầu Brent biển Bắc trong quý I/2017 là 51,8 USD/thùng thì giá đó vẫn cao hơn 30% so với cùng kỳ năm 2016. Trong năm nay, giá dầu đã tăng từ 15 đến 20 USD/thùng và các biến động cũng giảm đáng kể. Trong tháng Sáu vừa qua, giá dầu giảm xuống còn 50 USD/thùng, nhưng nguy cơ giá dầu "lao dốc" xuống còn 27 USD/thùng như hồi tháng 1/2016 đã không xảy ra”.

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã có hiệu lực đến ngày 1/1/2018. Ngoài khả năng thỏa thuận này sẽ được kéo dài thêm 6 tháng nữa, một số thành viên của OPEC như Nigeria và Libya có thể sẽ tham gia vào thỏa thuận cắt giảm.

Trong khi đó, Phó Giám đốc bộ phận phân tích "Alpari" Anna Kokoreva cho rằng 1.000 tỷ rúp tương đương 7% nguồn thu của ngân sách Nga năm 2017, hoàn toàn đủ chi trả cho ngành y tế (362 tỷ ruble) và giáo dục (415 tỷ ruble), với số tiền còn lại sẽ được dùng để trang trải thêm trong lĩnh vực an sinh xã hội, trong đó có lương hưu.

Theo bà Kokoreva, 1.000 tỷ ruble bổ sung là rất cần thiết để san sẻ gánh nặng tài chính cho Ngân hàng trung ương Nga hiện đang phải oằn mình chi một số tiền rất lớn để khôi phục các tổ chức tín dụng gặp khó khăn mà đang tăng lên từng ngày. Bên cạnh thỏa thuận về hạn chế khai thác, đồng USD yếu đi và nhu cầu về nguyên liệu tăng lên cũng giúp giá dầu mỏ tăng. Trong năm nay, đồng USD đã giảm khoảng 15% so với các ngoại tệ khác.

Dương Trí (P/v TTXVN tại Moskva)
Nga chỉ trích Mỹ gây áp lực với các hãng truyền thông
Nga chỉ trích Mỹ gây áp lực với các hãng truyền thông

Ngày 6/10, Điện Kremlin chỉ trích Mỹ đang cố tình gây áp lực đối với các hãng truyền thông Nga hoạt động tại Mỹ và cảnh báo Moskva sẽ có hành động đáp trả.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN