Thiết bị bầu cử có thể là 'ác mộng' của việc tái kiểm phiếu

Hầu hết thiết bị công nghệ sử dụng trong bầu cử Mỹ là tài sản sở hữu trí tuệ của công ty sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc tranh cãi về bầu cử có thể sẽ gặp nhiều vấn đề phức tạp hơn.

Chú thích ảnh
Dịch COVID-19 khiến nhiều người Mỹ chọn hình thức bỏ phiếu bầu qua thư. Ảnh: Getty Images

Những cử tri bỏ phiếu qua thư tại hạt Fulton, bang Georgia năm nay sẽ nhận thấy dòng chữ đặc biệt trên đầu lá phiếu “Bản quyền © 2020 công ty Dominion Voting”.

Tờ Politico (Mỹ) cho biết Dominion Voting là một công ty tư nhân bán công nghệ bầu cử. Và do vậy, thiết kế phiếu bầu là tài sản trí tuệ của Dominion Voting.

Hầu hết thiết bị bầu cử khắp nước Mỹ được bảo hộ bởi luật sở hữu trí tuệ. Điều này có nghĩa là ngay cả màn hình cảm ứng cử tri chạm tại điểm bỏ phiếu cũng có bằng sáng chế. Và phần mềm xử lý việc bỏ phiếu cũng không phải ngoại lệ. Phiếu bầu cũng có khả năng được thiết kế trên phần mềm có bản quyền.

Do vậy, các chuyên gia đánh giá đây có thể là “ác mộng” hậu bầu cử ngày 3/11 nếu xảy ra tranh chấp.

Ông Ben Ptashnik tại Liên minh bảo vệ bầu cử quốc gia - nhóm khuyến khích quốc hội Mỹ cải tổ an ninh bầu cử- phân tích: “Các bạn có nhớ đến việc Apple từng phải đấu tranh với lực lượng hành pháp muốn truy cập phần mềm của iPhone? Vậy thì điều này cũng tương tự. Bạn phải đệ đơn lên Tòa án Tối cao để được phép truy cập phần mềm có bản quyền”.

Trong hầu hết các cuộc bầu cử, luật tài sản trí tuệ liên quan đến công nghệ của hệ thống bầu cử Mỹ chưa đạt mức quá quan trọng đối với quyết định người thắng và thua. Phần mềm bầu cử cũng không phải là đối tượng trung tâm trong viễn cảnh xảy ra tranh chấp liên quan đến bầu cử.

Tuy nhiên, trong trường hợp việc kiểm phiếu gây nghi vấn, các nhà phân tích có thể cần tiếp cận với mã cơ sở của máy bầu cử để xem xét lỗi an ninh.

Có ba công ty lớn là Election Systems & Software, Dominion Voting Systems và Hart InterCivic chiếm tới 90% thị trường hệ thống bầu cử Mỹ. Các công ty này có quyền năng kiểm soát chặt chẽ đối tượng được tiếp cận với phần mềm của họ để ngăn chặn nguy cơ đột nhập và gây lỗi đối với các thiết bị bầu cử.

Khoản 1201 trong Đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ kỹ thuật số có quy định không cá nhân nào ngoài người sở hữu mã nguồn được tiếp cận và xem mã nguồn có bản quyền.

Giáo sư J. Alex Halderman tại Đại học Michigan chia sẻ: “Tại sao phải bí mật về hình thức kiểm phiếu của các thiết bị? Đó là câu hỏi chúng ta đặt ra khi biết thông tin rằng phần mềm bầu cử có bản quyền”.

Thứ ba ngày 3/11 (giờ địa phương), người dân Mỹ đi bỏ phiếu lựa chọn tổng thống mới với 2 ứng cử viên là đương kim Tổng thống Donald Trump - đại diện đảng Cộng hòa và ông Joe Biden – đại diện đảng Dân chủ.

Hà Linh/Báo Tin tức
Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc tổng tuyển cử chính thức bắt đầu
Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc tổng tuyển cử chính thức bắt đầu

Sáng 3/11 - giờ địa phương, tức chiều tối cùng ngày theo giờ Việt Nam, cuộc tổng tuyển cử tại Mỹ đã chính thức bắt đầu với các điểm bỏ phiếu tại các bang New York, New Jersey và Virginia đã mở cửa đón cử tri đến bỏ phiếu bầu Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ cũng như hai viện của Quốc hội và thống đốc các bang.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN