Tại sao 'quái điểu' Hải Yến lại quá bất thường?

Không như mọi năm, mùa bão bình thường năm nay ở phía tây Thái Bình Dương đã tạo ra một con quái điểu thật sự, một siêu bão với cái tên quốc tế Haiyan (phiên âm tiếng Việt là Hải Yến). 5 giờ sáng theo giờ địa phương ngày 8/11, quái điểu Yolanda (theo tiếng địa phương) đã đổ bộ vào đất liền Philippines.

Hình ảnh cơn bão Hải Yến chụp từ vệ tinh Suomi NPP. Ảnh: NASA


Bão Hải Yến, được một số chuyên gia mô tả là “cơn bão nhiệt đới hoàn hảo” và “vượt ra khỏi mọi bảng phân loại”. Hải Yến có vận tốc gió ổn định vào khoảng 315km/h với những cơn gió giật mạnh đến 380km/h. Theo tờ "Washington Post" (Bưu điện Washington) các chuyên gia dự đoán cơn bão này có thể trở thành cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ kể từ khi con người bắt đầu lưu trữ những ghi chép của thời hiện đại.

Nhận xét về cơn bão Hải Yến, nhà khoa học khí quyển Jim Kossin của Trung tâm dữ liệu khí quyển Mỹ đã nói: “Nó khiến cho tất cả chúng ta kinh ngạc”.

Điều gì đã tạo ra quái điểu Hải Yến?

Theo Kossin, có nhiều nhân tố môi trường tác động vào việc hình thành nên sức hủy diệt của một cơn bão. Các cơn bão thường tích tụ năng lượng thứ nhất là từ những vùng nước ấm ngoài khơi xa trên các đại dương mênh mông, và thứ hai là từ những cơn gió có vận tốc ổn định trong bầu khí quyển. Kossin nhấn mạnh: “Khi tất cả những yếu tố này kết hợp với nhau theo một cách nhất định, thì nhân loại chứng kiến thứ sản phẩm như Haiyan”, Kossin.

Theo Colin Price, trưởng Khoa khoa học địa lý, khí quyển và hành tinh của trường đại học Tel Aviv, Israel, Hải Yến là một cơn bão lạ không chỉ về sức mạnh của nó mà còn về thời điểm xuất hiện. Bão Hải Yến hình thành rất muộn trong mùa bão. Thông thường mùa bão chấm dứt vào ngày đầu tiên của tháng 11. Mặc dù số lượng các cơn bão không tăng lên trong những thập kỉ qua nhưng mức độ khốc liệt của chúng lại đang tăng lên.

Theo Price, “tất cả các cơn bão hình thành từ những vùng nước ấm”. Không khí đặc hơi nước trên những khu vực này là nguồn nhiên liệu đốt cháy động cơ của những cơn bão. “Trong những thập kỉ qua chúng ta đã thấy rằng các đại dương đang nóng lên, rất có thể là do biến đổi khí hậu. Do đó, khi nóng lên, các đại dương sẽ cung cấp nhiều năng lượng hơn cho những cơn bão, kết quả là dẫn đến có nhiều cơn bão mạnh hơn”, Price lý giải.

Trước đó, bão Hải Yến đã lấn sâu xuống gần đường xích đạo, nơi nó đã tiếp thêm nhiều hơi nước trước khi nhắm đến Philippines, tương tự như việc từng xảy ra khi cơn bão Katrina tiếp thêm hơi nước khi băng qua hồ nước ấm ở Vịnh Mexico vào tháng 8/2005 trước khi tàn phá nước Mỹ.


A.M
(Theo National Geographic)
Hậu siêu bão - như có sóng thần quét qua Philippines
Hậu siêu bão - như có sóng thần quét qua Philippines

Hơn 100 thi thể được phát hiện trên các đường phố ở Tacloban, Philippines và hơn 100 người khác bị thương. Đây mới chỉ là con số thương vong nghiêm trọng đầu tiên được báo cáo trong lúc các cơ quan chức năng Philippines vẫn đang thống kê thiệt hại do siêu bão được cho là mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN