Tác động của lạm phát leo thang đối với EU

Châu Âu đang phải chịu sức ép lớn vì cuộc xung đột Nga - Ukraine, với chi phí năng lượng leo thang, đẩy lạm phát trong khu vực lên cao.

Chú thích ảnh
Người sơ tán Ukraine sang Ba Lan tháng 3/2022. Ảnh: Bộ Nội vụ Ukraine

Ngày 13/7, đồng euro đã chạm mức ngang bằng với USD lần đầu tiên trong 20 năm, thậm chí có thời điểm trong ngày tỷ giá còn thấp hơn đồng bạc xanh của Mỹ, chủ yếu là do lo ngại về sự leo thang hơn nữa của cuộc tranh cãi về khí đốt với Nga.

Các chuyên gia tài chính cảnh báo rằng nếu Moskva cắt giảm hoàn toàn việc cung cấp khí đốt cho khối, châu Âu có thể rơi vào một cuộc suy thoái trầm trọng, điều này sẽ làm gia tăng thêm cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt trong khu vực đồng euro và hơn thế nữa.

Giá cả tăng cao sẽ có tác động đặc biệt nặng nề đến các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn khi tỷ lệ thu nhập của họ được sử dụng cho các nhu cầu thiết yếu ngày càng tăng. Không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà sự gắn kết xã hội xuyên châu Âu cũng có thể gặp rủi ro.

Cụ thể, với việc nền chính trị trong nước của từng quốc gia thường chiếm ưu thế trong bức tranh lớn hơn vì luôn có các cuộc bầu cử với nhu cầu giành chiến thắng, một cuộc suy thoái sâu có nguy cơ đe dọa sự gắn kết chính trị và sự thống nhất về chính sách chung của EU đối với Nga.

Một số nhà ngoại giao EU ở Brussels đang cảnh giác về những tác động của lạm phát cũng như vấn đề khí đốt đối với sự thống nhất của khối - không chỉ về các lệnh trừng phạt mà còn hơn thế nữa.

Nhiều nước ở EU đã chi tiêu nhiều hơn đáng kể trong đại dịch COVID-19. Khoản chi này đã giúp duy trì nền kinh tế của họ, nhưng nó không được thiết kế để đối phó với các tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Theo hãng tin AFP, lạm phát tăng cao cũng có tác động lớn đến vấn đề viện trợ cho Ukraine. Việc châu Âu đang vật lộn với giá cả tăng cao khiến mọi người phải suy nghĩ kỹ về chi tiêu của mình. Lạm phát cao kỷ lục, lên tới 15,6% ở Ba Lan vào tháng 6, được thúc đẩy bởi giá năng lượng tăng đột biến phần lớn do cuộc xung đột ở Ukraine. 

Gần 5 tháng sau cuộc xung đột, những người giúp đỡ người sơ tán Ukraine phát hiện ra rằng nỗ lực viện trợ đã chậm lại khi cả khu vực đối mặt với chi phí sinh hoạt tăng cao.

Eszter Bakondi-Kiss, một tình nguyện viên của nhóm "Hungarian Habitat for Humanity" điều phối chỗ ở cho người sơ tán và tị nạn Ukraine, cho biết: “Chúng ta có thể thấy việc giúp đỡ suy giảm phần nào so với thời điểm bắt đầu nổ ra xung đột".

Tại nước láng giềng Slovakia, nhóm viện trợ "People In Need" đã giảm hỗ trợ của họ từ 650.000 euro (661.000 USD) trong tháng 2 và tháng 3 xuống 85.000 euro vào tháng 5, người phát ngôn của nhóm Simona Stiskalova thông báo.

Công Thuận/Báo Tin tức (Theo Euractiv.com/AFP)
EU kêu gọi người dân và doanh nghiệp giảm tiêu thụ khí đốt
EU kêu gọi người dân và doanh nghiệp giảm tiêu thụ khí đốt

Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi các quốc gia thành viên giảm nhu cầu khí đốt bằng cách khuyến khích các ngành công nghiệp sử dụng ít khí đốt hơn. Động thái này được đánh giá là một nỗ lực chuẩn bị ứng phó với nguy cơ nguồn cung từ Nga tiếp tục bị cắt giảm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN