Cổng thông tin Ukraine ngày 23/12 dẫn lời ông Sybiha cho biết sáu quốc gia trêm gồm: Áo, Croatia, Ba Lan, Hungary, Slovakia và Malta.
Trước đó một ngày, người đứng đầu văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Andriy Yermak thông báo đã có trên 30 quốc gia tham gia tuyên bố về đảm bảo an ninh và 15 quốc gia bày tỏ sẵn sàng bắt đầu tham vấn về các thỏa thuận song phương. Hồi đầu tháng 9, Cố vấn Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak cho biết Kiev kỳ vọng sẽ có 51 quốc gia trở thành những người bảo đảm chính cho an ninh của Ukraine.
Theo tờ Financial Times, các biện pháp đảm bảo an ninh của Ukraine có thể được thực hiện dưới hình thức các thỏa thuận song phương với Pháp, Đức, Mỹ và một số quốc gia khác về tài chính dài hạn, cũng như cung cấp khí tài quân sự và huấn luyện cho binh lính.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã thông qua tuyên bố ủng hộ Ukraine trong hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Litva vào tháng 7. Tuyên bố đó bao gồm hỗ trợ an ninh, vận chuyển vũ khí, phát triển cơ sở công nghiệp, huấn luyện quân sự, chia sẻ thông tin tình báo, hỗ trợ các hoạt động mạng cũng như hỗ trợ kỹ thuật và tài chính.
Tuy nhiên, các cam kết an ninh được đề cập trong tuyên bố không có khung thời gian cụ thể để thực hiện. Kiev hy vọng rằng các đảm bảo an ninh sẽ được thực hiện trước hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của NATO tại Washington vào tháng 7/2024.
Về phía Ukraine, nước này cam kết cải cách nhằm đề cao dân chủ, nhân quyền và tự do báo chí. Ukraine cũng cam kết thực hiện cải cách và hiện đại hóa quốc phòng, bao gồm tăng cường kiểm soát dân chủ đối với các lực lượng vũ trang cũng như tăng cường hiệu quả và tính minh bạch trong các tổ chức và ngành công nghiệp quốc phòng.