Rộ nghi vấn xung quanh việc Triều Tiên xây dựng đảo nhân tạo

Vào thời điểm cuối năm 2012, các đảo nằm trong diện nghi vấn ở Triều Tiên chỉ toàn đá, bụi cây và cát. Tuy nhiên, ảnh vệ tinh do Google Earth chụp từ cuối tháng 12/2016 cho thấy ở đây đã đều xuất hiện một số cơ sở hạ tầng như đường lát đá hay đầm phá, lô đất nhân tạo.

Trong vòng 5 năm qua, CHDCND Triều Tiên đã xây dựng hạ tầng trên một vài đảo nhỏ quanh khu vực trạm phóng vệ tinh Sohae - địa điểm nước này thường tiến hành thử tên lửa đạn đạo liên đục địa.

Đây là thông tin được tờ The Diplomat đưa hôm 1/5, theo đó Triều Tiên đã xây ít nhất 5 cơ sở hạ tầng trên các đảo nhỏ gần trạm phóng vệ tinh Sohae.

Sự thay đổi của các đảo nhỏ quanh trạm phóng vệ tinh Sohae.

Trên các đảo nhỏ thuộc Hoàng Hải này đã xuất hiện xilô, khu vực nền đất vuông và nhà kho. Các dải cát dài tới 8km trong ảnh chụp từ vệ tinh được cho là đường nối giữa những đảo nhỏ này tới phía Đông và Tây Sohea.

Những bức hình vệ tinh còn cho thấy sự xuất hiện của những con đường lát mới dựng lên và đầm phá nhân tạo ven biển.

Theo Daily Mail, các chuyên gia đang cố xác định mục đích sử dụng chính xác của các cơ sở này. Truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết những khu vực này được biến đổi trong khuôn khổ dự án cải tạo đất đai để tăng diện tích sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng động thái này của Triều Tiên là nhằm mục đích quân sự.

Sự thay đổi tại một hòn đảo của Triều Tiên trong 6 năm.


Một đảo nhỏ khác có biến đổi rõ nét.

Ông Ryan Barenklau tại công ty tình báo Strategic Sentinel trụ sở ở Washington (Mỹ) nhận định rằng những cơ sở hạ tầng trên các đảo này phục vụ cho mục đích quân sự của Triều Tiên. 

Tuy nhiên theo tờ Los Angeles Times, một vài đảo mới thực sự nằm trong dự án đã hoàn thành trong năm 2012 có tên Taegyedo tại Biển Hoàng Hải mang mục đích tạo thêm đất nông nghiệp cho Triều Tiên.

Ngoài ra, nhà nghiên cứu công nghệ Steve Sin tại Đại học Maryland (Mỹ) lại nêu ý kiến rằng Triều Tiên thường xây mọi thứ với mục đích kép. Do vậy, ông Sin cho rằng Triều Tiên hoàn toàn có thể xây dựng công trình sử dụng cho mục đích quân sự trong một dự án nông nghiệp.

Tháng 10/2016, Viện nghiên cứu Mỹ-Hàn tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) đã đưa ra hình ảnh vệ tinh cho thấy các hoạt động gia tăng tại trạm phóng vệ tinh Sohae của Triều Tiên.

Căng thẳng tại Bán đảo Triều Tiên đang leo thang nhanh chóng với việc Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa thách thức Mỹ - Hàn. Bình Nhưỡng còn tuyên bố sẵn sàng thử hạt nhân lần 6 khi nào thấy phù hợp. 

Đáp lại, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump điều động tàu sân bay USS Carl Vinson và tàu ngầm hạt nhân USS Michigan tới gần Bán đảo Triều Tiên, dường như nhằm thị uy sức mạnh. 

Hôm 1/5, Mỹ còn điều hai máy bay ném bom chiến lược B-1B tới tập trận chung với quân đội Hàn Quốc và bay qua Bán đảo Triều Tiên.

Dù vậy, giới quan sát cho rằng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên khó tăng cao đến mức xung đột, bởi các bên đều ý thức được hậu quả nếu chiến tranh nổ ra.


Hà Linh/Báo Tin Tức
'Giận' Trung Quốc, Triều Tiên xích lại gần Nga qua giao thông
'Giận' Trung Quốc, Triều Tiên xích lại gần Nga qua giao thông

Nhiều học giả nêu ý kiến rằng nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un có thể tìm đến Nga nếu Trung Quốc đẩy mạnh trừng phạt Bình Nhưỡng vì các động thái liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa. Dẫn chứng cho nhận định này là những bước tiến trong giao thông giữa Nga và Triều Tiên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN