Phát hiện hóa thạch động vật có vú niên đại 72 triệu năm trước đây

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 8/4, Viện Nam Cực Chile (INACH) thông báo các nhà khoa học nước này vừa phát hiện hóa thạch của một loài động vật có vú có niên đại ít nhất từ 72 triệu năm trước đây tại vùng Cerro Guido cách thủ đô Santiago 2.700 km về phía Nam.

Giám đốc của Viện INACH Marcelo Leppe cho biết hóa thạch vừa được phát hiện gồm bộ phận hàm dưới với 5 chiếc răng, thuộc về họ động vật khá hiếm chưa từng được biết đến từ trước đến nay và hiện đã tuyệt chủng.

Loài động vật có vú này, được đặt tên khoa học là "Orretherium tzen", được cho là sinh sống từ cách đây 72-74 triệu năm ở kỷ Phấn Trắng.

Giáo sư Agustín Martinelli từ Ủy ban khoa học và kỹ thuật (CONICET) của Argentina cho biết "Orretherium tzen"có cấu trúc răng đơn giản hơn nhiều so với các loài thú có túi và động vật có nhau thai (hai trong số các nhóm động vật có vú còn tồn tại đến ngày nay). Loài này có thể có quan hệ họ hàng gần với các loài Mesungulatum và Coloniatherium thuộc các chi động vật có vú từ kỷ Phấn trắng được tìm thấy tại các khu vực Río Negro và Chubut ở Argentina.

Theo ông Martinelli, hóa thạch được tìm thấy ở Chile là vô cùng quan trọng để tìm hiểu về lịch sử tiến hóa của các loài động vật có vú trong kỷ Phấn Trắng - còn được gọi là “Thời đại khủng long”.

Ngọc Tùng (TTXVN)
Phát hiện kinh ngạc cây hóa thạch 20 triệu năm tuổi còn nguyên cả cành, rễ
Phát hiện kinh ngạc cây hóa thạch 20 triệu năm tuổi còn nguyên cả cành, rễ

Các nhà khoa học Hy Lạp đã có phát hiện kinh ngạc về một thân cây từ 20 triệu năm trước vẫn còn cả cành và hệ rễ sau khi hóa thạch bởi một vụ phun trào núi lửa.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN