Các nhà nghiên cứu tại Đại học Warwick của Anh ngày 12/12 đã đưa ra thông báo trên. Trưởng nhóm nghiên cứu David Armstrong cho hay nhóm của ông đã quan sát thấy những đám mây bất thường trên bầu khí của HAT-P-7b, dựa trên những dự liệu mà kính thiên văn Kepler của NASA thu được.
Theo ông Armstrong, những đám trên là tập hợp của corundum – một khoáng chất hình thành nên đá - giúp tạo ra những viên đá quý từ trên trời rơi xuống.
Được phát hiện lần đầu năm 2008, HAT-P-7b không phải là một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời thông thường. Nó còn được gọi là “sao Mộc nóng” vì quỹ đạo rất gần với Mặt Trời nên nhiệt độ ban ngày có thể lên tới 2.200 độ C.
Một vài phát hiện trước đây đã chỉ ra các hành tinh “sao Mộc nóng” thường có bầu khí quyển chứa những vật chất kỳ lạ, chẳng hạn như những đám mây thủy tinh và chì.