Pháp kêu gọi Anh hợp tác về phân phối vaccine của AstraZeneca

Ngày 26/3, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho rằng Anh đang gây sức ép với Liên minh châu Âu (EU) do nước này bị thiếu vaccine ngừa COVID-19 để tiêm phòng cho người dân.

Chú thích ảnh
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu trên đài France Info, Ngoại trưởng Le Drian cho rằng sau khi đẩy nhanh việc tiêm phòng mũi đầu cho người dân, Anh đang bị thiếu vaccine để tiêm mũi thứ 2. Trước tình hình này, Pháp kêu gọi Anh thỏa thuận hợp tác về phân phối vaccine của AstraZeneca, thay vì gây sức ép như hiện nay.

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Anh và EU đều chậm trễ do thiếu nguồn cung vaccine. Hai bên đang tranh cãi để giành quyền tiếp cận số vaccine của hãng AstraZeneca sản xuất tại một nhà máy ở Hà Lan.

Để đảm bảo nguồn cung cho khối, EU ngày 25/3 đã cảnh báo sẽ cấm xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 với lượng nhất định.

Về phần mình, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutt tuyên bố Anh và EU có thể đạt được thỏa thuận về chia sẻ vaccine vào cuối tuần này hoặc sớm hơn để tránh việc EU áp đặt lệnh cấm xuất khẩu. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Hà Lan cho biết nước này sẽ phải tuân thủ trong trường hợp EU quyết định cấm xuất khẩu vaccine được sản xuất tại nhà máy Halix của Hà Lan sang Anh.

Cũng liên quan đến vaccine ngừa COVID-19, Ngoại trưởng Le Drian cho rằng Nga đang sử dụng vaccine Sputnik V để gia tăng sức ảnh hưởng và Trung Quốc cũng sử dụng vaccine do nước này sản xuất với mục đích tương tự. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Nga thông báo sẽ bàn giao 30.000 liều vaccine cho Tunisia.

Trả lời phỏng vấn, người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov đã lập tức lên tiếng bác bỏ nhận định này.

Cơ quan dược phẩm của Liên minh châu Âu (EMA) đang phân tích dữ liệu hiện có về tính an toàn và hiệu quả của vaccine Sputnik V. Trong khi đó, các nhà phát triển vaccine Nga thông báo họ đã đạt được thỏa thuận sản xuất tại các quốc gia quan trọng của EU, gồm Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha. 

Việc EU phê duyệt Sputnik V sẽ đánh dấu bước ngoặt thay đổi quan điểm đối với loại vaccine của Nga. Vaccine Sputnik V của Nga đang được sử dụng tại trên 20 nước... Một nghiên cứu được công bố vào tháng trước đã đánh giá hiệu quả của Sputnik V là 91,6%. Các thành viên EU là Hungary và Slovakia đã mua Sputnik V trong thời gian chờ đợi quyết định cấp phép sử dụng vaccine này từ EU.

Trong tuyên bố mới nhất, người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel, Steffen Seibert cũng khẳng định sẽ dụng vaccine Sputnik V của Nga nếu sản phẩm này được EMA phê duyệt.

Cùng ngày, kênh truyền hình TV2 đưa tin Na Uy sẽ hoãn việc đưa ra quyết định xem có tiếp tục sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca hay không. Trong khi đó, Viện Y tế công Na Uy tuyên bố sẽ thông báo quyết định trong ngày 26/3.

Cách đây 2 tuần, Chính phủ Na Uy đã đình chỉ việc sử dụng vaccine của AstraZeneca sau khi một số người trẻ tuổi được tiêm chủng phải nhập viện với các triệu chứng đông máu, chảy máu và giảm tiểu cầu. Na Uy nằm trong số nhiều nước châu Âu đã tạm dừng việc tiêm phòng bằng vaccine của AstraZeneca do lo ngại mức độ an toàn. Hiện phần lớn các nước đều đã nối lại việc tiêm phòng sau khi EMA khẳng định vaccine an toàn và nhìn chung không liên quan hiện tượng đông máu, đồng thời cho rằng chỉ cần thêm thông tin cảnh báo về các nguy cơ trên nhãn mác của vaccine.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng ủng hộ việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca và kêu gọi các quốc gia duy trì việc triển khai tiêm chủng sau khi xem xét các báo cáo về hiện tượng đông máu ghi nhận ở một số trường hợp được tiêm vaccine

Hôm 24/3 vừa qua, hãng dược phẩm liên doanh Anh - Thụy Điển AstraZeneca công bố báo cáo cập nhật về vaccine phòng COVID-19 do hãng này phối hợp với đại học Oxford (Anh) phát triển, khẳng định vaccine có hiệu quả 100% ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng và 76% ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh có triệu chứng.

Đặng Ánh (TTXVN)
Philippines, Ukraine ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong ngày cao nhất 
Philippines, Ukraine ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong ngày cao nhất 

Bộ Y tế Philippines ngày 26/3 ghi nhận 9.838 ca mắc mới COVID-19, con số ghi nhận hằng ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát ở nước này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN