Những điểm yếu trong lệnh trừng phạt dầu Nga của EU

Mặc dù EU đã thể hiện đoàn kết thông qua lệnh cấm một phần nhập khẩu dầu của Nga, nhưng các biện pháp trừng phạt này vẫn có những lỗ hổng.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: Reuters

Lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga, được các nhà lãnh đạo EU đồng ý vào tuần trước, là một dấu hiệu cho thấy “cỗ máy thỏa hiệp” của EU vẫn hoạt động. Một nhiệm vụ khó khăn hơn đối với EU tiếp theo là hạn chế nhập khẩu khí đốt của Nga.

Dù lệnh cấm ban đầu chỉ áp dụng cho các chuyến hàng dầu của Nga bằng đường biển chứ không phải các chuyến vận chuyển bằng đường ống, nhưng đó là một thành công lớn đối với EU trong việc thể hiện một mặt trận thống nhất với cuộc xung đột ở Ukraine.

“Điều này giúp cắt giảm nguồn tài chính khổng lồ của Moskva”, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel viết trên Twitter. 

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Georg Zachmann thuộc Bruegel ở Brussels cho rằng, lệnh trừng phạt này có điểm yếu khác.

Ông Zachmann cho rằng, việc không có bất kỳ công cụ định giá nào đối với dầu của Nga, chẳng hạn như thuế nhập khẩu, có thể cho phép Moskva bù đắp khối lượng bị giảm từ thị trường châu Âu nhờ giá dầu cao hơn trên thị trường toàn cầu.

Bên cạnh đó, theo yêu cầu của Hy Lạp, Malta và Síp, các dịch vụ vận chuyển dầu đã bị loại khỏi lệnh trừng phạt đề xuất ban đầu của Ủy ban châu Âu hồi đầu tháng 5, cho phép họ tiếp tục vận chuyển dầu của Nga đến các thị trường châu Á. Ông Zachmann cho biết, hầu hết dầu của Nga hiện được vận chuyển qua các tàu của Hy Lạp.

Ngoài ra, Croatia cũng được miễn trừ đối với dầu khí chân không và Bulgaria có được thời gian chuyển tiếp dài hơn đối với lệnh cấm khai thác dầu trên biển từ Nga. Giai đoạn áp dụng lệnh trừng phạt sẽ bắt đầu sau sáu tháng kể từ khi thông qua gói trừng phạt cũng có nghĩa là cho phép Nga có thời gian tìm kiếm người mua thay thế.

Những thiếu sót trên đã bị các nghị sĩ Đức trong Nghị viện châu Âu chỉ trích nặng nề, người đã gọi lệnh cấm dầu là “hoàn toàn đáng thất vọng” và là “thất bại cá nhân” đối với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, người đã đưa ra đề xuất hồi đầu tháng.

Rasmus Andersen, người phát ngôn của đảng Xanh Đức trong Nghị viện châu Âu nói: “Các lệnh trừng phạt nửa vời đang gửi một tín hiệu nguy hiểm đến Nga. Các trường hợp ngoại lệ sâu rộng và thời hạn dài có hiệu lực khiến hiệu quả của lệnh trừng phạt trở nên mờ nhạt”.

Công Thuận/Báo Tin tức (Euractiv.com)
Pháp ủng hộ đối thoại với Nga sau gói trừng phạt thứ 6 của EU
Pháp ủng hộ đối thoại với Nga sau gói trừng phạt thứ 6 của EU

Nhà lãnh đạo Pháp cho rằng để đạt được thỏa thuận hòa bình ở Ukraine, các bên cần phải duy trì đối thoại với Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN