Nhân tố 'ngáng chân' Mỹ và đồng minh châu Âu trong viễn cảnh Nga tấn công

Khác biệt về chính sách, cơ sở hạ tầng giao thông cũ kỹ… là những yếu tố có thể “ngáng chân” đường di chuyển của quân đội Mỹ và đồng minh trong viễn cảnh xảy ra chiến tranh với Nga.

Tờ The Washington Post ngày 24/6 dẫn nhận định của cựu chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Âu ông Ben Hodges cảnh báo rằng lực lượng Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có thể sẽ phản ứng chậm trước viễn cảnh Nga tấn công do cơ sở hạ tầng đường xá già cỗi.

Lính Mỹ trong một cuộc tập trận tại Ba Lan. Ảnh: newsweek

Theo đó, những tuyến đường thiết yếu để vận chuyển binh sĩ và thiết bị quân sự đều không được bảo trì đúng mực. Do vậy, trong trường hợp xảy ra xung đột, thì giao thông tắc nghẽn tại châu Âu có thể gây ảnh hưởng tới liên minh đa quốc gia.

Cựu Tướng 3 sao Douglas Lute, người từng giữ vai trò đặc phái viên Mỹ tại NATO nhận định rằng giao thông vận tải vừa là “vấn đề thực thế” đồng thời còn là “biểu tượng cho vấn đề lớn hơn” tại châu Âu.

Vấn đề này được chú ý hơn sau cuộc tập trận quân sự Mỹ năm 2017 tại Đức trong đó yêu cầu các xe thiết giáp Stryker di chuyển hàng nghìn km từ Georgia tới Đức. Chuyến hành trình dự kiến diễn ra trong 2 tuần trên thực tế bị kéo dài thành 4 tháng do sai sót trong lên kế hoạch như khác biệt về điều lệ tại Hungary và Romania cũng như quy định của Đức liên quan tới vận chuyển phương tiện quân sự bằng tàu hỏa.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều trở ngại khác khi di chuyển qua châu Âu, đơn cử như Thụy Điển, quốc gia không phải thành viên của NATO, thường yêu cầu báo trước tới 3 tuần để xe quân sự được phép di chuyển qua lãnh thổ quốc gia này.

Ngoài ra, đường ray tàu hỏa của châu Âu có kích cỡ không đồng nhất giữa các quốc gia Baltic và những đất nước khác do vậy hàng hóa thường phải trải qua quá trình bốc dỡ chuyển lại vào các toa tàu.

Tờ Newsweek (Mỹ) đưa tin trong tháng 3 vừa qua, ông Curtis Scaparrotti, người đứng đầu Bộ chỉ huy châu Âu của Mỹ từng phát biểu thừa nhận trước quốc hội rằng “Nga vượt mặt Mỹ và các lực lượng đồng minh trên bộ tại châu Âu”.

Hà Linh/Báo Tin tức
Nga nghiên cứu siêu ngư lôi hạt nhân có thể tạo sóng thần
Nga nghiên cứu siêu ngư lôi hạt nhân có thể tạo sóng thần

Cơ chế hoạt động của loại vũ khí mới Nga đang xem xét nghiên cứu là “tiêu diệt các mục tiêu ven bờ bằng một vụ nổ dưới nước tạo ra sóng thần”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN