Nguy cơ thảm họa sinh thái tại Bắc Cực do băng tan

Tạp chí Science của Mỹ ngày 1/8 đã đăng một công trình nghiên cứu về những hậu quả sinh thái tổng thể của việc bề mặt băng tại Bắc Cực bị thu hẹp trước những cảnh báo lâu nay của giới khoa học vè việc băng tan tại đây có thể dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài động và thực vật tại khu vực này.

Việc băng tan ở Bắc Cực có thể dẫn đến thảm họa sinh thái. Ảnh: Internet


Theo kết quả công trình nghiên cứu trên, các loài sinh vật sống trong môi trường băng biển là thức ăn chính của các loài động vật biển tại Bắc Cực. Trong khi đó, môi trường sống của nhiều loài sinh vật tại Bắc Cực lại đang bị ảnh hưởng do diện tích băng tại Bắc Cực giảm tới 2 triệu km2 kể từ cuối thế kỷ trước.

Ông Ian Stirling, Giáo sư trợ giảng của Đại học Alberta, một trong những tác giả của nghiên cứu trên, giải thích rằng biển băng là môi trường sống của các loại tảo và sinh vật phù du, vốn sản xuất tới 57% lượng thực phẩm tại Bắc Cực. Băng tan không chỉ thu hẹp môi trường sống mà còn dẫn đến sự thay đổi các mùa trong năm, làm đảo lộn sự phát triển của các sinh vật phù du trong thời kỳ tăng trưởng nhanh nhất của chúng. 

Việc này ảnh hưởng đến toàn bộ những động vật săn mồi hàng đầu như gấu Bắc Cực, trong khi nguyên nhân của sự tử vong hàng loạt của hải mã Thái Bình Dương dọc theo bờ biển Chukchi ở Alask, Mỹ cũng là do diện tích bao phủ của băng tại thềm lục địa Bắc Cực giảm.

Ngoài ra, việc các đại dương ở Bắc Cực ấm lên sau khi bị mất lớp băng bề mặt bao phủ dự kiến thúc đẩy sự nóng lên của lớp băng vĩnh cửu nằm cách tới 1.500 km trong đất liền. Việc lãnh nguyên (vùng đất đóng băng rộng lớn) ấm lên sẽ dẫn tới sự phát triển sớm hơn vào mùa Xuân, phá vỡ thời điểm tuần lộc tìm kiếm thức ăn cho con cái của chúng. Thời tiết ấm lên cũng khiến cây bụi lấn át các vùng thảo nguyên, nơi sinh sống của loài tuần lộc.


TTXVN/Tin tức
Bắc Cực từng là nơi ấm áp
Bắc Cực từng là nơi ấm áp

Bắc Cực là nơi ấm áp bất thường vào thời điểm xa xưa, khi mà bầu khí quyển của Trái Đất có lượng khí cácbon điôxít ít hơn hiện nay.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN