Nguy cơ Phần Lan bị Nga cắt khí đốt vì quyết định gia nhập NATO

Phần Lan có thể trở thành quốc gia tiếp theo bị Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt trong bối cảnh chuẩn bị đưa ra quyết định có nộp đơn xin gia nhập NATO hay không.

Chú thích ảnh
Phần Lan đã sẵn sàng nếu bị Nga cắt nguồn cung khí đốt. Ảnh: Reuters

Theo trang tin Oilprice.com ngày 5/5, Phần Lan đang chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng nước này có thể bị Nga cắt khí đốt trong bối cảnh sắp đưa ra quyết định có xin gia nhập NATO hay không trong vài tuần tới.

Nga đã ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho hai thành viên Liên minh châu Âu (EU) là Ba Lan và Bulgaria vì không thanh toán bằng đồng rúp cho khí đốt của Nga. Trong khi đó, Phần Lan đã từ chối thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp, có thể dẫn đến việc nguồn cung từ Nga bị cắt.

Phần Lan nhận tới 70% lượng khí đốt mà họ sử dụng từ Nga, mặc dù khí đốt không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể năng lượng nhập khẩu. 

Với nguy cơ bị cắt khí đốt của Nga, Phần Lan đã và đang chuẩn bị sử dụng các nguồn năng lượng thay thế khác. Tháng trước, Ủy ban về Chính sách Kinh tế của Chính phủ Phần Lan đã khuyến nghị thuê một tàu khai thác khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn với sự hợp tác của Estonia.  

“Sau xung đột ở Ukraine, chúng tôi cũng phải chuẩn bị cho việc nhập khẩu khí đốt bị ngừng lại. Một trạm LNG nổi là một cách hiệu quả để đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt cho ngành công nghiệp Phần Lan”, Bộ trưởng Kinh tế Mika Lintilä nêu rõ. 

Việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine đã thúc đẩy các thành viên EU tương đối trung lập trước đây là Phần Lan và Thụy Điển cân nhắc việc gia nhập NATO.

Về phần mình, Nga viện dẫn việc NATO mở rộng biên giới sang phía Đông là mối đe dọa đối với an ninh và lợi ích của mình. 

Cả Phần Lan và Thụy Điển dự kiến ​​sẽ đưa ra quyết định có nộp đơn xin gia nhập NATO hay không trong những tuần tới. 

Công Thuận/Báo Tin tức
Những lý do Mỹ nên ‘đóng cửa NATO’ với Thụy Điển và Phần Lan
Những lý do Mỹ nên ‘đóng cửa NATO’ với Thụy Điển và Phần Lan

Một số nước đồng minh không mời Ukraine gia nhập NATO vì họ không muốn có nguy cơ xảy ra chiến tranh. Cơ sở lý luận tương tự cũng được áp dụng cho Phần Lan và Thụy Điển.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN